Thứ ba, 23/03/2010 08:28 GMT+7

Năng lượng tái tạo: Nguồn năng lượng bền vững trong tương lai

Trong tiến trình phát triển, các quốc gia luôn đặt vấn đề an toàn năng lượng lên hàng đầu. Do tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nguồn năng lượng không thể khôi phục lại đang dần cạn kiệt, thậm chí đã làm nảy sinh nhiều vấn đề ở nhiều...

Trong “Quy hoạch tổng thể Phát triển năng lượng tái tạo”, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện, trong đó sẽ ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo theo hướng thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời… Tiềm năng về năng lượng mặt trời của Việt Nam tương đối phong phú, với ánh nắng trung bình hàng năm là 4,5 kWh/m2/ngày, trên toàn quốc. Đặc biệt, tiềm năng này ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, nơi có tỷ lệ bức xạ ổn định quanh năm là rất lớn. Về năng lượng gió, Theo Tổng sơ đồ điện 6 (bản thảo) thì tiềm năng của nguồn năng lượng này tại các khu vực với tốc độ gió là 3m/giây được đánh giá là 600 MW.Theo bản đồ nguồn năng lượng gió tại Đông Nam Á năm 2001 của Ngân hàng thế giới ở độ cao tính toán 65m, vận tốc gió trên 9m/s tiềm năng tính toán là 22.400 MW;

Phát biểu tại Lễ Khai mạc Triển lãm quốc tế về năng lượng tái tạo và phân tán (Enerexpo Vietnam 2010), Bộ trưởng Hoàng Văn Phong nhấn mạnh: Trong quá trình phát triển, các quốc gia luôn đặt vấn đề an toàn năng lượng lên hàng đầu. Do sự khai thác và sử dụng mạnh mẽ, nguồn năng lượng hoá thạch quý giá, nguồn năng lượng không tái tạo, đang cạn dần, dẫn đến nguy cơ mất an ninh năng lượng ở nhiều quốc gia, khu vực và quốc tế. Việc phát triển và khai thác năng lượng tái tạo là một hướng đi quan trọng và rất được quan tâm trên thế giới và Việt Nam. Việt Nam là nước được đánh giá rất dồi dào tiềm năng về năng lượng tái tạo (như năng lượng gió, thuỷ điện, mặt trời...). Năng lượng tái tạo có thể tạo ra nguồn điện ngoài lưới tại chỗ, rẻ tiền, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu được đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo đúng hướng, nguồn năng lượng này có thể góp phần quan trọng vào giải quyết vấn đề năng lượng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, một vấn đề quan trọng hiện nay, góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Hơn 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã bắt đầu quan tâm phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Một loạt các dự án phát triển các nguồn ngăng lượng tái tạo đã được lên kế hoạch và bước đầu triển khai, tuy nhiên thành công mới chỉ được nhìn nhận ở các nguồn như Biogas, thủy điện nhỏ và điện mặt trời. Hơn nữa, việc đầu tư sản xuất các nguồn năng lượng như điện gió, nhiệt điện, điện mặt trời đòi hỏi kinh phí lớn, kỹ thuật cao. Hầu hết các thiết bị và linh kiện liên quan đến sản xuất năng lượng tái tạo chưa sản xuất được ở Việt Nam và phải nhập khẩu. Vì vây, nhu cầu tìm hiểu các công nghệ và đối tác quốc tế trong sản xuất năng lượng tái tạo là rất cần thiết.

Nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã quan tâm đầu tư cao nhất cho ngành năng lượng so với các ngành công nghiệp khác. Các doanh nghiệp điện, dầu khí, than đá có đóng góp lớn để đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt nhân dân. Tuy nhiên hiện tại đã có những cảnh báo về mất an ninh năng lượng. Nếu ngành năng lượng nước ta không đi trước “vài bước” thì không thể đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng kinh tế bền vũng, nước ta khó trở thành nước công nghệp vào năm 2020 như nghị quyết TW đã đề ra. Nếu chỉ dựa vào năng lượng hóa thạch như hiện nay mà không quan tâm phát triển các dạng năng lượng sạch, tái tạo thì cũng khó đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn khi nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn dần. Hơn nữa, nếu sử dụng quá nhiều năng lượng khoáng sẽ gây ô nhiễm lớn.

Vì vậy, cần có cái nhìn và hướng đi đúng đắn với năng lượng tái tạo. Bất cứ quốc gia nào không đặt nền móng ngay từ bây giờ cho sự phát triển bền vững sẽ trở nên chậm chạp trong cuộc cạnh tranh. Các nhà kinh tế - môi trường nhiều nước cho rằng sự tiếp cận với năng lượng được sản xuất một cách bền vững là chính sách năng lượng, chính sách khí hậu tích cực, đó cũng là chính sách hòa bình.

Lượt xem: 1177

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)