Thứ bảy, 11/09/2010 16:12 GMT+7

Nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống có đường kính lớn ở trạng thái không quay”

Sáng ngày 11/9/2010, tại Viện nghiên cứu cơ khí đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống có đường kính lớn ở trạng thái không quay” thuộc Chương trình “Nghiên cứu, phát...

Trên thế giới, vấn đề cơ giới hoá, tự động hoá quá trình nối ống không quay trong lĩnh vực thuỷ điện đã được tiến hành nghiên cứu phát triển ứng dụng vào sản xuất cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng ở Việt Nam vấn đề này còn rất mới mẻ.

Ở nước ta hiện nay, trong thực tế sản xuất ở các công trình xây dựng các tuyến đường đường ống thường sử dụng 1 trong 2 phương pháp ghép nối. Phương pháp 1 là ghép bằng các mặt bích, các đoạn ống được ghép với nhau thông qua các mặt bích được hàn chặt vào thân ống để đảm bảo độ kín cho các mối ghép. Người ta thường dùng các loại gioăng giữa hai mặt bích của hai đoạn ống. Phương pháp này có nhược điểm lớn là lãng phí vật tư và sức lao động, ở các mối ghép nối không đạt được chất lượng như mong muốn. Phương pháp 2 là ghép nối bằng phương pháp hàn, chủ yếu là hàn hồ quang thủ công bằng que hàn, cũng có một số các công trình được hàn bằng phương pháp hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ. Nhược điểm của phương pháp này là năng suất lao động thấp, chất lượng mối hàn kém ổn định, công nhân thực hiện rất khó khăn.

Nhằm hạn khắc phục những hạn chế trên, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cơ khí đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống có đường kính lớn ở trạng thái không quay”.

Sau 3 năm thực hiện từ tháng 12/2007 đến tháng 5/2010, đề tài nghiên cứu đã hoàn thành được một số lượng công việc rất khả quan. Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra về thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống ở trạng thái không quay. Bộ quy trình công nghệ hàn tự động nối ống ở vị trí không quay được biên soạn cho sử dụng hệ thống thiết bị do đề tài chế tạo và lắp đặt.

Đề tài đã triển khai áp dụng công nghệ hàn tự động trong môi trường khí bảo vệ để chế tạo đường ống áp lực phục vụ cho công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công nghệ hàn tự động trong xây lắp tự động.

Mặc dù còn nhiều linh kiện, phụ tùng cần nhập ngoại nhưng sản phẩm KH&CN mà đề tài hướng đến là chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống đường kính lớn ở trạng thái không quay, theo nhận định sơ bộ sẽ giảm chi phí gần 1/2 so với giá thành sản phẩm cùng loại nhập ngoại.

Bên cạnh những kết quả về kỹ thuật mà đề tài đã đạt được thì trong các lĩnh vực khác đề tài cũng đã hoàn thành yêu cầu. Đề tài đã đào tạo được 1 Thạc sĩ và đang đào tạo 1 thạc sĩ, 1 nghiên cứu sinh, đã có 5 bài báo đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao những kết quả mà đề tài nghiên cứu đã đạt được và các thành viên cũng đã có những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm sớm đưa kết qủa nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

Lượt xem: 1670

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)