Thứ hai, 13/01/2014 09:12 GMT+7

Kinh nghiệm thu hút Hoa kiều trình độ cao về nước phục vụ phát triển khoa học và công nghệ - Bài học của Trung Quốc từ Đề án 111

Luật Khoa học và Công nghệ 2013 với nhiều nội dung mới, trong đó có nội dung hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) được quy định tại Chương VIII chính thức có hiệu lực từ 01/01/2014. Là một đơn vị sự nghiệp với chức năng giúp Bộ...

“Đề án 111” được đánh giá là đề án đầu tiên về chính sách thu hút Hoa kiều của Trung Quốc có thể thu hút được các nhà khoa học Hoa kiều có trình độ cao kể cả những người đạt giải Nobel về nước thực hiện các nghiên cứu trong nước thông qua những chính sách đãi ngộ và hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ đối với đối tượng đặc biệt này. Đề án được Bộ Giáo dục và Cục quản lý Chuyên gia nước ngoài của Trung quốc thành lậpvà giao cho một đơn vị quản lý và điều hành với vai trò là cơ quan xây dựng cơ chế chính sách và điều phối các hoạt động của Đề án. Bắt đầu vận hành từ năm 2006 và được đánh giá giữa kỳ vào năm 2008 cho thấy Đề án đã rất thành công với việc thu hút được 210 chuyên gia Hoa kiều về nước làm việc, trong số đó có tới 13 nhà khoa học đạt giải Nobel và 164 nhà khoa học chỉ trong 2 năm thực hiện Đề án.


Đoàn chụp ảnh lưu niệm với các cán bộ của Cục quản lý Chuyên gia Trung Quốc sau buổi làm việc

Được sự cho phép của Lãnh đạo Bộ, Trung tâm Hội nhập quốc tế đã cử một đoàn công tác do Phó Giám đốc Trung tâm Bùi Thị Huy Hợp làm Trưởng đoàn đi Trung Quốc từ ngày 29/12/2013 - 02/01/2014 để tìm hiểu về Đề án nêu trên. Trong thời gian làm việc tại Trung Quốc, Đoàn đã được đại diện Bộ Giáo dục và Cục quản lý Chuyên gia của Trung Quốc - hai cơ quan chủ trì Đề án tiếp và cung cấp các thông tin liên quan đến Đề án. Đoàn cũng dành thời gian đi thăm một số đơn vị hưởng thụ Đề án.


Buổi làm việc của Đoàn tại Bộ Giáo dục Trung Quốc

Từ kết quả chuyến công tác, với chức năng và nhiệm vụ được giao và yêu cầu thực tế về hội nhập KH&CN quốc tế của Việt Nam, Trung tâm Hội nhập quốc tế thấy mô hình Đề án 111 cuả Trung Quốc thích hợp để học hỏi và xem xét áp dụng tại Việt Nam. Trước mắt, có thể áp dụng thí điểm thông qua một dự án có nguồn vốn của WB, để nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu trong 10 lĩnh vực đã được xác định ưu tiên trong giai đoạn 2015-2020 của Việt Nam. Đồng thời, Trung tâm Hội nhập quốc tế mong muốn trình Lãnh đạo Bộ xem xét cho phép Trung tâm tổ chức thêm một số đoàn công tác để tìm hiểu sâu hơn về mô hình này và xây dựng dự án trình Chính phủ phê duyệt tương tự như của Trung Quốc để từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu cho các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam để Việt Nam thực sự hội nhập KH&CN với thế giới.

Lượt xem: 2063

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)