Thứ ba, 20/11/2012 13:56 GMT+7

Nâng cao chất lượng dầu gấc chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn

Trong khuôn khổ đề tài tiềm năng “Ứng dụng kỹ thuật chiết xuất bằng Carbonic siêu tới hạn trong sản xuất thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu có sẵn của Việt Nam”, nhóm khoa học trẻ tiềm năng thuộc Khoa Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Nông...


Thiết bị được dùng trong công nghệ chiết xuấtdầu gấc

Công nghệ này cho phép thu hồi dầu gấc có hàm lượng các chất vi lượng chất cao hơn gấp nhiều lần so với công nghệ truyền thống (ép hoặc trích ly bằng dung môi). Ví dụ: hàm lượng vitamin E thu được có thể đạt tới 3000-6000ppm so với khoảng 400 ppm của công nghệ truyền thống; hàm lượng β-caroten có thể đạt tới 20000 ppm so với khoảng 3500 ppm; hàm lượng lycopen thu được đạt tới 4000ppm so với 3800ppm. Ngoài ra, công nghệ mới này còn cho phép thu được sản phẩm có độ tinh sạch cao.

Công nghệ trích ly sử dụng CO2 siêu tới hạn đã được áp dụng thành công trên thế giới trong sản xuất các sản phẩm tinh dầu và hương liệu tự nhiên, các sản phẩm chất béo giàu hàm lượng DHA và EPA để ứng dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Tại Việt Nam, công nghệ này đã được sử dụng trong việc chiết xuất tinh dầu tràm và trầm hương nhưng chưa từng được ứng dụng trong kỹ thuật chiết xuất dầu gấc.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã xây dựng được quy trình xử lý nguyên liệu thích hợp và xác định được chế độ công nghệ tối ưu (áp suất, nhiệt độ, tốc độ dòng v.v) đảm bảo cho dầu gấc thu được có hàm lượng các chất vi lượng cao nhất. Các chất vi lượng có trong dầu gấc có tác dụng chống oxy hóa cao, tăng khả năng miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể… Vì vậy, dầu gấc được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Công nghệ chiết xuất dầu gấc bằng CO2 siêu tới hạn được nhóm nghiên cứu tạo ra cho phép nâng cao hiệu suất của việc thu hồi dầu gấc và hoàn toàn có thể ứng dụng với quy mô công nghiệp đảm bảo được hiệu quả kinh tế. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện các chế độ công nghệ của kỹ thuật trích ly này và sẵn sàng chờ đợi các doanh nghiệp ứng dụng với quy mô công nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ này trong công nghiệp với qui mô lớn hơn sẽ mở ra một hướng mới trong việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện cho phát triển cây gấc cho một số vùng nông thôn Việt Nam./.

Lượt xem: 3814

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)