Thứ ba, 07/06/2016 14:03 GMT+7

Nghiệm thu đề tài “Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa”

Chiều 03/6/2016, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa”. Đề tài thuộc Chương trình KX.03/11-15 “Chương trình nghiên...


Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu


Báo cáo tại buổi nghiệm thu, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương cho biết: công trình gắn với 3 nội dung nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận và cách tiếp cận đối với các vấn đề “truyền thông đại chúng”, “văn hóa đại chúng”, “văn hóa truyền thông đại chúng”,… nhằm làm rõ những khái niệm cơ bản, đưa lại một cái nhìn tổng thể về các trường phái, và tiếp cận với các vấn đề trên. Trên cơ sở đó, có những đóng góp cụ thể về lý luận và cách tiếp cận trong nghiên cứu về báo chí truyền thông, cũng như các vấn đề về văn hóa truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, với cách tiếp cận đa ngành, chúng tôi tổ chức khảo sát rộng rãi nhằm thu thập dữ liệu, dữ kiện để làm rõ thực trạng văn hóa truyền thông đại chúng hiện nay; nghiên cứu cơ chế tác động của văn hóa truyền thông đại chúng đối với công chúng cũng như phân tích, đánh giá các nguyên nhân tác động đến văn hóa truyền thông đại chúng.

Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị khoa học và đề xuất các định hướng và giải pháp chính sách để tăng cường hiệu quả của văn hóa truyền thông đại chúng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra các giải pháp phát triển văn hóa truyền thông đại chúng tại Việt Nam gồm: nhóm giải pháp về nhận thức; nhóm giải pháp về quản lý; nhóm giải pháp về đầu tư; nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; nhóm giải pháp thúc đẩy và quản lý tốt hoạt động xã hội; nhóm giải pháp mở rộng hợp tác quốc tế. Trong đó, theo nhóm thực hiện đề tài, nhóm giải pháp về nhận thức và nhóm giải pháp về quản lý sẽ là nhóm giải pháp then chốt, quan trọng nhất; nhóm giải pháp về xã hội hóa sản xuất là nhóm giải pháp thiết thực nhất. Không chỉ nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, lãnh đạo báo chí truyền thông, các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và người làm báo, mà cần nâng cao nhận thức của công chúng về truyền thông đại chúng, đặc biệt về năng lực tri nhận thông tin từ truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, cần tập trung triển khai nhóm giải pháp về quản lý, bao gồm quy hoạch, kế hoạch phát triển truyền thông đại chúng, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, và nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Đây là những biện pháp toàn diện và thiết thực để nâng cao chất lượng văn hóa truyền thông đại chúng phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Với các kết quả đã đạt được, đề tài đã được Hội đồng đánh giá cao và xếp loại khá.

Lượt xem: 3231

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)