Thứ tư, 07/11/2012 11:30 GMT+7

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới cơ chế chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ về nông thôn, miền núi”

Sáng 07/11/2012 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức tọa đàm “Tiếp tục đổi mới cơ chế chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông thôn, miền núi”. Tham dự tọa đàm có Thứ trưởng Bộ KH&CN Nghiêm Vũ Khải, TS...


Toàn cảnh tọa đàm

Theo báo cáo của Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi, từ năm 1998 đến nay, khoảng 2.356 tỷ đồng đã được đầu tư cho Chương trình chuyển giao KH&CN về nông thôn và miền núi, trong đó 1.012 tỷ đồng là từ ngân sách trung ương và số còn lại được huy động từ người dân, doanh nghiệp và ngân sách địa phương.

Báo cáo tại buổi tọa đàm, TS Bùi Mạnh Hải cho biết, điều đáng ghi nhận là sự chuyển biến rõ nét của nguồn đầu tư cho KH&CN với khu vực này từ doanh nghiệp đã tăng rõ nét.

Nếu trước năm 1998, công nghệ chuyển giao thường đơn giản, chỉ dừng ở chuyển giao giống cây, con để giúp địa phương xóa đói giảm nghèo và tự túc được lương thực thì từ sau năm 1998, công nghệ chuyển giao đã hướng sang phổ cập các loại giống mới cho năng suất và chất lượng cao, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, xây dựng cơ sở vật chất cho công tác nhân giống cây trồng sạch bệnh cho các địa phương, công nghệ chế biến bảo quản cũng được ưu tiên phát triển. Trước 1998, kinh phí thực hiện các dự án chuyển giao KH&CN về nông thôn và miền núi phần lớn được cấp từ ngân sách nhà nước, kinh phí đối ứng chủ yếu là từ công lao động của các hộ dân tham gia dự án, thì từ sau 1998, các dự án có vốn đối ứng của địa phương của địa phương, hộ nông dân và doanh nghiệp tăng rõ rệt, trong đó có những dự án vốn doanh nghiệp chiếm đến 80 - 90%, nguồn vốn cũng đa dạng hơn- từ vốn tự có, vốn vay ngân hàng đến vật tư, đất đai, công lao động...

Từ năm 2011 đến nay, Chương trình đã phê duyệt triển khai thực hiện 278 dự án được triển khai trên 60 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí là 1.300 tỷ đồng. Dự kiến khi các dự án kết thúc sẽ huy động được khoảng 600 lượt cán bộ khoa học từ 86 tổ chức KH&CN của Trung ương và địa phương về phục vụ tại địa bàn nông thôn miền núi; xây dựng được 870 mô hình, đào tạo khoảng 2.650 kỹ thuật viên và tập huấn cho 61.500 lượt nông dân.

Nội dung các dự án thuộc Chương trình đã giúp địa phương tiếp nhận, làm chủ và phát triển công nghệ để giải quyết các vấn đề về: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác tại địa phương; phát triển một số sản phẩm lợi thế của Việt Nam như: cây ăn quả có múi, hoa cao cấp, chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng công nghiệp, phát triển cây công nghiệp, dược liệu; sản xuất giống và nuôi trồng thủy hải sản; tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp để sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu; sản xuất rau an toàn; phát triển các ngành nghề tiểu thủ công, chế biến nông lâm thủy sản; cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, ngoài những thành công, những hạn chế của Chương trình cũng được phân tích tại tọa đàm. Đó là một số dự án không thành công hoặc không đạt kết quả mong muốn. Số lượng dự án thuộc loại này không nhiều, mặc dù đã xây dựng được mô hình nhưng thiếu sức thuyết phục hoặc thậm chí có mô hình với nội dung nghèo nàn, hàm lượng khoa học thấp, hiệu quả thấp so với công nghệ mới ra đời hiện đại hơn hoặc không thành công trong việc xây dựng mô hình do các yếu tố khách quan như thiên tại, dịch bệnh… Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án này đã không hội tụ đầy đủ các yếu tố bảo đảm sự thành công.


Ông Nguyễn Thế Ích – Quyền Chánh văn phòng Chương trình NTMN phát biểu tại Tọa đàm

Ông Nguyễn Thế Ích- Quyền Chánh văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi cho biết, để Chương trình Nông thôn miền núi trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn, cần chú ý một số kinh nghiệm như: mô hình phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cơ quan chuyển giao công nghệ phải là các đơn vị tạo ra công nghệ, có năng lực, có kinh nghiệm và lực lượng chuyển giao, biết phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc triển khai. Bên cạnh đó, phải huy động được các nguồn lực tại chỗ vào việc xây dựng mô hình. Mô hình chỉ có thể thành công được khi có sự tham gia tích cực của nhân dân và chính quyền, đoàn thể ở địa phương, trong đó có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên… Quan trọng hơn, các cán bộ quản lý các cấp của địa phương phải thực sự quan tâm và coi đây là trách nhiệm nhằm cải thiện cuộc sống của chính người dân địa phương mình.

Lượt xem: 1134

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)