Thứ sáu, 21/06/2024 16:03 GMT+7

Đẩy mạnh hoạt động đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Ngày 18/6/2024, tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) phối hợp với Công ty Luật ASL tổ chức Hội thảo “Sáng chế và giải pháp hữu ích” dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến nhằm nâng cao kiển thức về sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng như đẩy mạnh hoạt động đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích (GPHI) trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đại diện lãnh đạo các đơn vị và các nhóm nghiên cứu Viện NLNTVN tham dự Hội thảo và các luật sư Công ty Luật ASL chụp hình lưu niệm.
Tại Hội thảo, Luật sư Đỗ Bá Thích đã thống kê lại về số lượng đơn đăng ký sáng chế và GPHI, cũng như số lượng văn bằng được cấp trong thời gian qua của các viện nghiên cứu, với các nội dung: Tìm hiểu chung về sáng chế, GPHI; Lợi ích của việc đăng ký sáng chế, GPHI; Điều kiện đăng ký sáng chế, GPHI; Các công việc cần thực hiện. 
 
Luật sư Đỗ Bá Thích trình bày tại Hội thảo.
Theo báo cáo của Cục SHTT tại Hội nghị quản lý nhà nước về SHTT năm 2024, trong giai đoạn 2014 - 2023: Số đơn đăng ký sáng chế/GPHI tại Việt Nam tăng 9,8 %/năm; Số đơn đăng ký sáng chế/GPHI của chủ thể Việt Nam tăng 12 %/năm; Các chủ thể nước ngoài có tổng số đơn đăng ký sáng chế cao hơn 7 lần so với chủ thể Việt Nam (60.517 đơn so với 7.560 đơn); Năm 2023, số đơn của chủ thể Việt Nam là 991, số đơn của chủ thể nước ngoài là 8.469. Điều đó cho thấy số lượng đơn của chủ thể Việt Nam còn hạn chế, còn nhiều dư địa phát triển. Một số lý do khiến cho tác giả không đăng ký sáng chế: Các đơn vị/tổ chức/cá nhân chưa biết các đối tượng nào có thể đăng ký sáng chế, chưa hiểu biết rõ lợi ích của việc đăng ký; Thời gian đăng ký sáng chế từ lúc nộp đơn cho đến thời điểm cấp văn bằng tương đối dài; Một số đơn vị/tổ chức/cá nhân có tâm lý ngại ngần trong thực hiện các thủ tục và chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, những cán bộ làm nghiên cứu trực tiếp đã trao đổi và thảo luận về những vấn đề Luật sư Đỗ Bá Thích trình bày như: Các quyền lợi của nhóm tác giả được giao nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu về một đề tài khoa học và sau đó kết quả của đề tài được đem đi đăng ký sáng chế (chủ đơn đăng ký sáng chế) sẽ được xác định như thế nào? Sáng chế và GPHI được bảo hộ trong phạm vi quốc gia hay quốc tế? Quy định pháp luật trong trường hợp chuyển quyền sử dụng sáng chế/GPHI cho bên thứ ba? Nhóm tác giả thực hiện đề tài có được hưởng lợi từ việc chuyển quyền sử dụng sáng chế/GPHI?

Nguồn: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Lượt xem: 247

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)