Thứ hai, 01/11/2021 15:14 GMT+7

Hội thảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ

Nhằm tôn vinh các giá trị khởi nghiệp, phát triển và đổi mới sáng tạo dựa trên các sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ, lan tỏa trí thức và giá trị tài sản trí tuệ trong thời đại mới, vào ngày 31/10/2021, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo kết hợp cùng Làng Dịch vụ hỗ trợ và kết nối cộng đồng; Làng Công nghệ Giải trí và truyền thông; Làng Sinh viên và Tuổi trẻ khởi nghiệp tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Hội thảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ”.

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng tân tiến và hiện đại, đòi hỏi các cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp buộc phải xoay mình phát triển, luôn sáng tạo không ngừng, trong đó có quá trình đổi mới sáng tạo. Thực tế chứng minh rằng, Việt Nam hiện đang có khoảng 1500 Startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, phong trào khởi nghiệp nói chung, khởi nghiệp sáng tạo nói riêng đang phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp cá nhân đi lên từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hay sáng chế, tài sản trí tuệ đều đang phải đối mặt với vô vàn nỗi lo trong vấn đề đổi mới sáng tạo, làm sao để mình không trở nên lạc hậu ở xã hội đang phát triển không ngừng. Vậy vấn đề đặt ra là, các doanh nghiệp khởi nghiệp đang băn khoăn gì trong quá trình phát triển?

Hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống; xây dựng, hình thành và phát triển văn hóa sở hữu trí tuệ; gắn quyền sở hữu trí tuệ với các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh doanh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời kết nối mạng lưới nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, sáng chế giữa các nhà sáng chế, các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia chia sẻ trong hội thảo, quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong các công cụ mạnh trong đổi mới sáng tạo. Từ đó, tạo các hành lang pháp lý trong việc bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ. Đây chính là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vì nó giúp tạo ra được thế độc quyền, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.
 

Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo

Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ không phải là dễ dàng. “Mục đích của hội thảo lần này là chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt là những chương trình khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo tri thức và đổi mới công nghệ phát triển. Để chúng ta chấp nhận cuộc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng của sản phẩm trong thời kỳ 4.0”, Giáo sư Trần Quốc Thắng chia sẻ trong hội thảo.
 

GS.TS. Trần Quốc Thắng – Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam phát biểu khai mạc

Theo ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong các công cụ mạnh trong đổi mới sáng tạo. Từ đó, tạo các hành lang pháp lý trong việc bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ. Đây chính là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vì nó giúp tạo ra được thế độc quyền, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.
 

Tiến sĩ – Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ
 

Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình

Với những cá nhân hay tổ chức đang bước những bước chân đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, câu hỏi họ đặt ra là: “Làm thế nào để phát triển doanh nghiệp mới đi lên từ đổi mới sáng tạo, biến sáng chế trên trang giấy thành nguồn lực thực tế?” Chủ đề “Đổi mới sáng tạo mở cửa doanh nghiệp và cơ hội dành cho các nhà sáng chế” được Bà Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc IBP chia sẻ kiến thức từ ý tưởng đến hiện thực, cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như các nhà sáng chế.
 

Bà Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc IBP

Ngoài ra, các diễn giả đã đưa ra rất nhiều những ý kiến về việc thúc đẩy và đổi mới sáng tạo để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Hai vấn đề được quan tâm hàng đầu là các chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thực trạng, giải pháp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên các sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ. Các tập đoàn khởi nghiệp xem đây là cơ hội để có được những kinh nghiệm phát triển thông qua những sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ./.

Nguồn: Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

Lượt xem: 1578

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)