Thứ sáu, 24/08/2018 15:32 GMT+7

Thông tin nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh, mã số nhiệm vụ NĐT.03.ITA/15

I. Thông tin chung về nhiệm vụ

1. Tên đề tài

Nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh

Mã số đề tài: NĐT.03.ITA/15

Thuộc nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư

2. Mục tiêu nhiệm vụ

- Làm chủ công nghệ máy thu vô tuyến đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh.

- Thiết kế, chế tạo máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh đổi tần trực tiếp tích hợp hệ thống anten thông minh.

- Hợp tác quốc tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực liên quan

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ

PGS.TS Nguyễn Hữu Trung

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ phía Việt Nam

Viện Điện tử - Viễn thông, số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

5. Tổ chức chủ trì phía đối tác nước ngoài:

Trường Đại học Bách Khoa Milano, Italia

6. Tổng kinh phí thực hiện:                                   3.293 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:               3.293 triệu đồng.

                 Kinh phí từ nguồn khác:                        0 triệu đồng.

7. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: 24 tháng

Bắt đầu: tháng 12/2015;                              Kết thúc: tháng 12/2017.

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: Gia hạn đến 21/6/2018 theo Quyết định số 3337/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 11 năm 2017.

8. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ:

Số TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Nguyễn Thúy Anh

PGS, TS

Viện Điện tử - Viễn thông

2

Hà Duyên Trung

PGS, TS

Viện Điện tử - Viễn thông

3

Vương Hoàng Nam

TS

Viện Điện tử - Viễn thông

4

Nguyễn Hoàng Hải

PGS, TS

Viện Điện tử - Viễn thông

5

Nguyễn Minh Đức

NCS

Viện Điện tử - Viễn thông

6

Phạm Thành Công

TS

Viện Điện tử - Viễn thông

7

Nguyễn Khắc Kiểm

TS

Viện Điện tử - Viễn thông

8

Phương Xuân Quang

Th.S

Viện Điện tử - Viễn thông

9

Nguyễn Văn Khang

PGS, TS

Viện Điện tử - Viễn thông

 

II. Dự kiến tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ

Thời gian: tháng 09/2018

Địa điểm: Bộ Khoa học và Công nghệ; số 113 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Sản phẩm khoa học

1.1. Các sản phẩm được hoàn thành đầy đủ theo nội dung hợp đồng, đạt yêu cầu chất lượng và số lượng đăng ký.

1.2. Danh mục sản phẩm khoa học đã hoàn thành

a) Sản phẩm dạng I:

Số TT

Tên sản phẩm

Đơn vị đo

Mức chất lượng cần đạt

Theo đăng ký

Thực tế

1

Thiết bị mẫu (prototype) bộ thu GNSS đa kênh tích hợp hệ anten thông minh

01 thiết bị

+ Tích hợp Anten thông minh băng rộng (L1/L2)

+ Số kênh cao tần trong kiến trúc đa kênh: tối thiểu 02 kênh;

+ Thu được tối thiểu 24 vệ tinh, L1 C/A code, L2C, L1/L2;

+ Độ nhạy thu: -160dBm

+ Độ chính xác: <2.5m

Tốc độ cập nhật dữ liệu: Đến 20Hz

+Nguồn cung cấp: Từ +4.5 VDC đến +32 VDC; Pin bên trong: 7.2V/4.3Ah

+ Chế độ hiển thị: Đồ họa

+ Tích hợp Anten thông minh băng rộng (L1/L2)

+ Số kênh cao tần trong kiến trúc đa kênh: tối thiểu 02 kênh;

+ Thu được tối thiểu 24 vệ tinh, L1 C/A code, L2C, L1/L2;

+ Độ nhạy thu: -160dBm

+ Độ chính xác: <2.5m

Tốc độ cập nhật dữ liệu: Đến 20Hz

+Nguồn cung cấp: Từ +4.5 VDC đến +32 VDC; Pin bên trong: 7.2V/4.3Ah

+ Chế độ hiển thị: Đồ họa

 

b) Sản phẩm dạng II:

Số TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Theo đăng ký

Thực tế

1

01 Bộ hồ sơ tài liệu thiết kế kỹ thuật và 01 quy trình công nghệ chế tạo

  • Có tính mô-đun hóa trong kiến trúc hệ thống
  • Thể hiện đầy đủ các thành phần và giao diện của nền tảng phần cứng chung
  • Bộ sơ đồ nguyên lý các cấu phần: Phát, thu, giao tiếp, nguồn, option, hiển thị, bàn phím…
  • Bộ sơ đồ mạch in các cấu phần hệ thống
  • Danh mục các linh kiện: thông số, nhà sản xuất, part number, đóng gói, số lượng, đơn giá (dự toán cho sản xuất tiêu chuẩn)

Quy trình công nghệ chế tạo

Được hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu thông qua

  • Có tính mô-đun hóa trong kiến trúc hệ thống
  • Thể hiện đầy đủ các thành phần và giao diện của nền tảng phần cứng chung
  • Bộ sơ đồ nguyên lý các cấu phần: Phát, thu, giao tiếp, nguồn, option, hiển thị, bàn phím…
  • Bộ sơ đồ mạch in các cấu phần hệ thống
  • Danh mục các linh kiện: thông số, nhà sản xuất, part number, đóng gói, số lượng, đơn giá (dự toán cho sản xuất tiêu chuẩn)

Quy trình công nghệ chế tạo

Được hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu thông qua

2

01 Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm sản phẩm

  • Báo cáo đánh giá các thông số thử nghiệm

Báo cáo đề xuất phạm vi ứng dụng cụ thể có tính khả thi

  • Được hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu thông qua
  • Báo cáo đánh giá các thông số thử nghiệm

Báo cáo đề xuất phạm vi ứng dụng cụ thể có tính khả thi

  • Được hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu thông qua

 

c) Sản phẩm dạng III:

Số TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Theo đăng ký

Thực tế

1

Bài báo khoa học

02 bài báo khoa học sẽ được đăng tải trong các Tạp chí nghiên cứu hoặc Kỷ yếu Hội nghị có phản biện KH cấp quốc gia, hội nghị cấp quốc tế

  1. ài báo được đăng:
  1. Nguyen Minh Duc, Nguyen Huu Trung, “Design of a Robust Multiple beamformer for GNSS Receiver based-on Minimax Criterion”, the 5rd International Conference on Communications and Electronics (ICCE 2016), 2016.
  2. Pham Thanh Cong, Nguyen Minh Thi, Nguyen Minh Duc, Nguyen Huu Trung, “Wideband Wilkinson Power Divider” , the 5rd International Conference on Communications and Electronics (ICCE 2016), 2016.
  3. Nguyen Huu Trung, Nguyen Thuy Anh, Nguyen Minh Duc, Doan Thanh Binh, Le Trung Tan, “Systematic optimized multiple – beamforming”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Vietnam, số 5 (55), 2017, pp. 653-665
  4. Nguyen Huu Trung, Nguyen Minh Duc, Thai Trung Kien, “A Hybrid beamforming approach to anti-Jamming for multi channel, GNSS receivers”, Chuyên san chuyên san Tin học Điều khiển và Ứng dụng Tạp chí Viện Khoa học KTQS, pp.112-124 

 

d) Sản phẩm dạng IV:

STT

Cấp đào tạo

Số lượng người

Theo đăng ký

Thực tế

1

Hỗ trợ đào tạo nghiên cứu sinh

01

 

2

Thạc sỹ

04

05

 

e) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

STT

Tên sản phẩm

Kết quả

Theo đăng ký

Thực tế

1

Bộ thu GNSS (hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu) đa kênh đa ăng ten và phương pháp giảm trừ nhiễu được thực hiện bởi bộ thu này

Không đăng ký

Chấp nhận đơn sáng chế hợp lệ “Bộ thu GNSS (hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu) đa kênh đa ăng ten và phương pháp giảm trừ nhiễu được thực hiện bởi bộ thu này“ theo Quyết định số 83214/QĐ-SHTT ngày 27 tháng 11 năm 2017 Của Cục trưởng cục Sở hữu Trí tuệ . Số đơn 1-2017-04307

 

2. Hiệu quả của nhiệm vụ

a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

-  Công nghệ chế tạo máy thu tín hiệu vệ tinh ngày càng phát triển, hướng tới giảm bớt các chi tiết phần cứng và thay vào đó là phát triển phần mềm để xử lý. Nhờ đó các máy thu thế hệ mới có tính linh hoạt hơn trong việc thay đổi các thông số cấu hình hệ thống, dễ dàng thích nghi với điều kiện hoạt động khác nhau, và có thể phát triển các cấu hình tối ưu với tác động của nhiễu.

-  Mặc dù nhu cầu về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu tại Việt Nam hiện tại là rất lớn, nhưng có khá ít các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, về cơ cấu thu nhận, xử lý tín hiệu. Phần lớn các doanh nghiệp, viện nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung vào phần ứng dụng của GNSS.

-  Như vậy, việc nghiên cứu phát triển bộ thu định vị toàn cầu là cấp thiết nhằm làm chủ công nghệ máy thu định vị để phát triển các ứng dụng thương mại và quốc phòng phục vụ định vị trong thời gian thực, định vị 3D, trắc địa, đo đạc địa chính, UAV,…

-  Kết quả của đề tài cho phép chúng ta nắm được các bí quyết công nghệ thiết kế chế tạo hệ thống định vị vệ tinh đa kênh, công nghệ phát triển các bộ thu GNSS.... Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài giúp nâng cao đáng kể trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GNSS thông qua các công bố khoa học, góp phần cải thiện hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm khoa học công nghệ của Việt nam. Từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.

-  Kết quả của đề tài là cơ sở cho những giai đoạn mở rộng tiếp theo, sau khi thực hiện giai đoạn nghiên cứu sẽ thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ hoặc chuyển giao tài sản trí tuệ trong lĩnh vực ứng dụng liên quan.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

-  Đề tài đã thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu trình độ cao trong lĩnh vực định vị toàn cầu và bộ thu tại Việt nam. Nâng cao được vị thế, vai trò và uy tín khoa học của Việt nam đối với một lĩnh vực khoa học còn tương đối mới.

-  Đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nước, đề tài này cũng là một cơ hội để phát triển kỹ năng nghiên cứu và triển khai các đề tài mới, công nghệ mới mang tính thời sự cao.

-  Đề tài góp phần phối hợp cùng các công ty sản xuất thiết bị và phát triển ứng dụng định vị toàn cầu trong nước có công nghệ để phát triển các sản phẩm thương mại hoàn chỉnh; có thể giúp đất nước tiết kiệm được tài chính khi nhập khẩu công nghệ và thiết bị ứng dụng định vị toàn cầu cũng như sở hữu một số công nghệ ứng dụng quan trọng trong ứng dụng định vị toàn cầu GNSS và giúp tạo ra các nhóm nghiên cứu chuyên ngành mạnh tại Việt nam, đủ sức giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ do thực tiễn tạo ra.

Nguồn: Văn phòng các chương trình KH&CN quốc gia

Lượt xem: 3737

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)