MỤC TIÊU
Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc, ký năm 1995, Bộ Khoa học Công nghệ và Thông tin Hàn Quốc (MSIT) và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) (dưới đây được gọi là các Bên) khởi động Chương trình hợp tác khoa học và công nghệ giai đoạn 2019-2022.
Hai Bên thông báo để các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu hai nước gửi đề xuất các đề tài hợp tác nghiên cứu chung nhằm mục đích khuyến khích sự hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
YÊU CẦU CHUNG
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác này, các đề tài hợp tác nghiên cứu chung sẽ được hai Bên cùng xem xét tài trợ.
Các ứng viên được yêu cầu làm quen với các quy định trước khi nộp hồ sơ cho Kêu gọi này; việc nộp hồ sơ được hiểu là ứng viên đã thực hiện việc tìm hiểu và đồng bị ràng buộc bởi các điều khoản đó.
LĨNH VỰC HỢP TÁC
Các đề tài hợp tác phải thuộc một trong các lĩnh vực sau:
- Công nghệ thông tin (IT);
- Công nghệ sinh học (BT);
- Công nghệ khí hậu (CT);
- Y học cổ truyền (TM).
Các đề tài thuộc các lĩnh vực khác sẽ không được xem xét.
SỐ LƯỢNG ĐỀ TÀI: 04 đề tài sẽ được lựa chọn
THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ: Từ 22/8/2018 - 02/10/2018.
TÍNH HỢP LỆ CỦA ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI
Mỗi đề tài phải được nộp đồng thời cho các cơ quan có thẩm quyền điều phối Chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ phía Hàn Quốc và Việt Nam. Đề tài chỉ nộp cho một phía sẽ không được xem xét.
Trước khi đánh giá các đề xuất, các Bên sẽ xem xét tính hợp lệ trên các cơ sở sau đây:
Về phía Hàn Quốc: Thông báo này mở cho các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu theo quy định của Điều 14, Luật Nghiên cứu khoa học cơ bản (Luật số 14079).
Về phía Việt Nam: Thông báo này mở cho các tổ chức nghiên cứu công lập và ngoài công lập, các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ được quy định bởi pháp luật Việt Nam.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI
Về phía Hàn Quốc:
Về nguyên tắc, mỗi đề tài có thời gian thực hiện 3 năm với đánh giá hàng năm để quyết định việc thực hiện đề tài năm tiếp theo.
Một bên có thể yêu cầu ngừng tài trợ cho năm tiếp theo với các lý do xác đáng như kết quả nghiên cứu không đạt hoặc sử dụng nguồn tài trợ nghiên cứu sai mục đích.
Báo cáo và đánh giá kết quả:
Chủ nghiệm đề tài phải nộp các báo cáo trung hạn trước thời điểm kết thúc giai đoạn thực hiện đề tài hàng năm và các báo cáo cuối cùng sau khi đề tài kết thúc.
Báo cáo về các đề tài hợp tác sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia trong lĩnh vực phù hợp và là thông tin tham khảo cho mỗi Bên trong các quyết định trong tương lai và trong việc sử dụng nguồn vốn chung.
Về phía Việt Nam:
Đề tài có thời gian thực hiện 3 năm với đánh giá hàng năm để quyết định việc thực hiện đề tài ở năm tiếp theo.
Bộ ngành chủ quản hoặc quản lý lĩnh vực liên quan xem xét các đề xuất của các tổ chức, cá nhân phù hợp với phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình gửi Công văn tới Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét đặt hàng.
Hồ sơ đề xuất gồm các tài liệu sau:
a) Đề cương đề xuất đề tài khoa học và công nghệ theo Nghị định thư viết bằng tiếng Việt (Theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông báo này, tên đề tài được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh), đủ chữ ký và dấu của các bên liên quan.
b) Công văn do Lãnh đạo Bộ, ngành chủ quản hoặc quản lý lĩnh vực liên quan ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cho thực hiện đề tài khoa học và công nghệ theo Nghị định thư hợp tác với Hàn Quốc.
QUY TRÌNH NỘP ĐỀ XUẤT
Về phía Hàn Quốc:
Các đề xuất phải được tải lên mạng của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia (NFR), địa chỉ: http://ernd.nrf.re.kr.
Về phía Việt Nam:
Hồ sơ đề xuất đề tài khoa học và công nghệ theo Nghị định thư hợp tác với Hàn Quốc được nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội.
NỘP HỒ SƠ
Về phía Việt Nam
Hồ sơ được gửi trong phòng bì dán kín, bìa ngoài có ghi:
Hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư, Chương trình hợp tác KH&CN lần thứ 8 Việt Nam-Hàn Quốc.
Địa chỉ nhận hồ sơ:
Vụ Hợp tác quốc tế
Bộ Khoa học và Công nghệ
113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Tại thời điểm đóng Thông báo này, tất cả các đề xuất đề tài nhận được sẽ được kiểm tra về tính hợp lệ. Chỉ các đề xuất được cả hai Bên cho là hợp lệ mới được tiếp tục đưa ra xem xét đánh giá.
Nếu cả hai chủ nhiệm đề tài đều từng học và nhận bằng Thạc sĩ/Tiến sĩ ở quốc gia đối tác tương ứng, hồ sơ sẽ nhận được điểm cộng khi đánh giá.
Quy trình đánh giá sẽ bao gồm 2 bước:
BƯỚC 1. Trước hết, các đề xuất sẽ được đánh giá ở cấp độ quốc gia theo các tiêu chí sau:
Với phía Hàn Quốc, cách tiêu chí đánh giá sẽ được xem xét dựa trên các quy định của Chính phủ Hàn Quốc.
Các tiêu chí đánh giá (tham khảo):
- Tính cần thiết về hợp tác nghiên cứu
- Mục tiêu của hợp tác nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
- Năng lực của nhóm nghiên cứu
- Cơ chế thực hiện đề tài nghiên cứu và tính hợp lý của chiến lược thực hiện
- Tiềm năng phát triển mạng lưới hợp tác giữa hai nước
- Kết quả dự kiến đạt được và các biện pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu.
Về phía Việt Nam:
Quy trình đánh giá đề tài nghiên cứu chung sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
Các đề xuất đề tài hợp lệ sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra đánh giá tại các hội đồng xác định nhiệm vụ. Nếu đề xuất được đánh giá tốt, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ yêu cầu nộp hồ sơ chi tiết, bao gồm các tài liệu chính sau:
- Thuyết minh chi tiết nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư;
- Thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị tham gia đề tài nghiên cứu phía Việt Nam, có đủ chữ ký của tất cả các đối tác tham gia và cơ quan chủ trì;
- Thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác Hàn Quốc và Việt Nam (bằng tiếng Anh kèm theo bản dịch ra tiếng Việt (có công chứng). Các yêu cầu tối thiểu cho Thỏa thuận hợp tác với các đối tác Hàn Quốc như sau:
+ Tên đề tài;
+ Tên của tất cả các đối tác tham gia;
+ Mô tả mục tiêu, nội dung nghiên cứu chính, kết hoạch hợp tác, dự kiến nguồn nhân lực thực hiện, phân công nhiệm vụ giữa các đối tác Hàn Quốc và Việt Nam, kết quả dự kiến và dự trù kinh phí, nguyên tắc cơ bản của việc cùng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chia sẻ lợi ích.
+ Ngoài ra còn một số tài liệu hành chính khác.
Mọi thông tin về hồ sơ chi tiết sẽ được đăng tải trên trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ: www.most.gov.vn.
BƯỚC 2. Hai Bên sẽ thống nhất danh sách ngắn các đề tài được lựa chọn để hai Bên đồng tài trợ. Danh sách này sẽ được đưa vào nội dung của Chương trình hợp tác và sẽ được hai Bên cùng cấp kinh phí từ ngân sách hàng năm của hai nước.
LÝ DO TỪ CHỐI
Đề xuất đề tài có thể bị từ chối vì những lý do sau:
- Không đủ điều kiện hợp lệ;
- Một người nộp nhiều hơn 1 đề xuất;
- Hồ sơ nộp không đầy đủ (xem Yêu cầu đối với đề tài).
CÔNG BỐ KẾT QUẢ
Về phía Hàn Quốc:
Chủ nhiệm thực hiện đề tài sẽ được thông báo kết quả lựa chọn qua email.
Về phía Việt Nam:
Danh mục các đề tài được lựa chọn sẽ được Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho các chủ nhiệm đề tài.
CẤP KINH PHÍ CHO CÁC ĐỀ TÀI ĐƯỢC LỰA CHỌN
Các đề tài được lựa chọn sẽ được hai Bên cùng cấp kinh phí trong khả năng tài chính hàng năm của mình.
Về phía Hàn Quốc:
Mỗi đề tài trong từng lĩnh vực (tổng cộng 4 đề tài) sẽ được lựa chọn cho năm 2019. Kinh phí cho mỗi đề tài được tài trợ là 40.000.000 KW (xấp xỉ 40.000 USD)/ đề tài/năm.
Về phía Việt Nam:
Sau khi nhận được thông báo, chủ nhiệm đề tài được lựa chọn trong Chương trình hợp tác hoàn thiện hồ sơ và gửi về Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định kinh phí theo quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
Liên hệ:
Chị Tô Mai Trinh
Phó Trưởng phòng Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ
113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: +(84-4) 39448901/ Fax: +(84-4) 39439987/
E-Mail: tomaitrinh@gmail.com
Tệp đính kèm: