Thứ tư, 01/06/2016 17:55 GMT+7

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Năm 2015, nhóm nghiên cứu do ThS. Nguyễn Thức Thi, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở các tỉnh miền núi phía Bắc...


Các kết quả từ nghiên cứu cho thấy, đến năm 2012, quy mô đàn trâu là 1.507 nghìn con, đàn bò là 924 nghìn con. Trong 12 năm, quy mô đàn trâu giảm 0,5%/ năm, đàn bò tăng chậm là 2,4%/năm. Tổng số lượng thịt hơi trâu, bò là 6,99 nghìn tấn. Bình quân một hộ có 3,34 con trâu, bò. Phương thức chăn thả trâu, bò chủ yếu là chăn nuôi quảng canh, phân tán, tận dụng, chăn nuôi trang trại, gia trại có quy mô nhỏ. Đàn trâu, bò đóng góp một nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế của các hộ nông dân vùng miền núi phía Bắc. Quá trình phát triển chăn nuôi trâu, bò đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: môi trường sinh thái, điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán dân tộc. Tuy vậy, đa số các hộ nông dân đều có dự định mở rộng quy mô chăn nuôi trâu, bò trong thời gian tới.

Kết quả thực hiện 3 mô hình của đề tài là Xây dựng mô hình cải tạo giống bò vàng địa phương theo hướng thịt tại 08 xã của 2 huyện Mộc Châu và Yên Châu (Sơn La); xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu thịt theo quy mô hộ tại 01 xã của huyện Văn Chấn (Yên Bái) và tại 02 xã của huyện Bình Chánh (Lạng Sơn) đã cho thấy:
- Tổng số hộ tham gia mô hình là 162 hộ, tổng số bò được thụ tinh nhân tạo là 101 con, tổng số trâu cái đậu thai là 74 con, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo có chửa đạt 92,08% tại Sơn La, phối giống trực tiếp cho trâu bò có chửa đạt tỷ lệ 86,36% tại Lạng Sơn và 85,71% tại Yên Bái.
- Tổng số đã 71 con bê và 62 con nghé được sinh ra trong các mô hình; khối lượng sơ sinh bình quân ở bê tại Sơn La là 20,16 kg/con, nghé tại Lạng Sơn là 28,69 kg/con và nghé tại Yên Bái là 26,85 kg/con; tỷ lệ bê, nghé sống đến 6 tháng tuổi tại Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái lần lượt là 95,77%, 93,75% và 96,67%. Tổng số có 662 tảng khoáng liếm đã được các hộ chăn nuôi sử dụng.
- Các kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò đã tập huấn cho các hộ dân. Việc áp dụng tổng thể các biện pháp kỹ thuật như bình tuyển, chọn lọc bò cái, trâu đực và trâu cái nền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, kết hợp với việc bổ sung các khoáng đa vi lượng vào khẩu phần ăn của trâu, bò mẹ ở giai đoạn mang thai và bê, nghé ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi đã cho hiệu quả kinh tế cao do tăng khối lượng bê nghé, sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu bò được đảm bảo, nâng cao được giá trị phụ thẩm nông nghiệp.

Kết thúc đề tài, tổng kết, các mô hình đều đạt mục tiêu và các nội dung đề ra, được chính quyền địa phương và các hộ dân đánh giá tốt và có nguyện vọng được tiếp tục mở rộng triển khai mô hình trong các năm tới.

Đối với định hướng phát triển đàn trâu, bò đến năm 2020 và 2030 và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu bò như sau:
- Bố trí quy mô đàn trâu là 1,71 triệu con vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,59%/năm và đạt 2,01 triệu con vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1.64%/năm. Dự kiến sản lượng thịt trâu đạt 57,3 nghìn tấn năm 2020 và đạt 80,9 nghìn tấn năm 2030.
- Bố trí quy mô đàn bò là 1,2 triệu con vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,21%/năm và đạt 1,7 triệu con vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,62%/năm. Dự kiến sản lượng thịt trâu đạt 49,4 nghìn tấn năm 2020 và đạt 97,7 nghìn tấn năm 2030.

Đề tài đã đề xuất 2 nhóm các giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò các tỉnh miền núi phía Bắc:
- Nhóm giải về tổ chức quản lý bao gồm: Giải pháp về thúc đẩy phát triển chăn hàng hóa và tổ chức thực hiện; Giải pháp về các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò; Giải pháp về tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật; Giải pháp về tổ chức tuyên truyền, thuyết phục.
- Nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ bao gồm: Giải pháp về giống trâu, bò; Giải pháp về tăng cường đầu tư, hướng dẫn, mở rộng diện tích trồng cỏ; Giải pháp về xây dựng các loại hình chuồng trại trâu, bò; Giải pháp phòng bệnh cho chăn nuôi trâu, bò; Giải pháp về tăng cường đầu tư cho cơ sở các trạm trại kỹ thuật, dịch vụ; Giải pháp về đào tạo, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật; Giải pháp về khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư.

Từ các kết quả đạt được này, nhóm nghiên cứu cũng đề nghị Nhà nước, các địa phương ban hành các cơ chế chính sách, hỗ trợ tích cực và toàn diện cho các hộ nông dân và các cán bộ cơ sở để thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò những năm tới.

Tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Mã số 11362/2015.

Lượt xem: 6910

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)