Chủ
nhiệm đề tài và Tổ chức chủ trì đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học theo
Hợp đồng số 02G/2014/HĐ-ĐAQG đã ký với Bộ KH&CN.
Kết quả thực hiện đề
tài:
1.
Về
giá trị khoa học:
Công trình chọn cách tiếp cận với tư tưởng lý luận văn nghệ bằng chính những
tác phẩm văn nghệ, chủ yếu là của các tên tuổi lớn, qua 10 thế kỷ. Bên cạnh đó, cũng
nghiên cứu những tư tưởng lý luận qua khảo sát các bài Tựa, bài Bạt… là những tư
tưởng hiển ngôn -
tuy nó ít và không thể nói lên những điểm cốt yếu. Công trình
đã khái quát lại, toàn bộ tư tưởng văn nghệ (văn học và các bộ môn nghệ thuật
khác: sân khấu, hội họa, âm nhạc…) đều thể hiện sâu sắc bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy
dựa trên những điều kiện lịch sử đặc thù, dựa trên thực tiễn chống ngoại xâm
liên tục, xây dựng đất nước trên nền tảng làng - nước, trên nghề trồng lúa nước,
đắp đê… Kết luận rút ra qua từng giai đoạn (theo sát lịch sử văn học) của tư tưởng
lý luận (Văn nghệ Việt Nam) là:
-
Thời
kỳ đầu (thế kỷ 10 – thế kỷ 14) là thời đại của tư tưởng mỹ học Phật giáo Việt
Nam kết hợp với tư tưởng mỹ học Nho gia, Đạo gia…, các tư tưởng này ảnh
hưởng lẫn nhau hoặc độc lập phát triển, nhưng đều đem đến cho văn nghệ thời ấy
sự phong phú, đa dạng, nhiều cách nhìn cuộc đời, nhiều giọng điệu… văn học.
-
Thế
kỷ 15-17 là thời đại tư tưởng Nho giáo (trong văn nghệ) thắng thế, độc tôn (từ
Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông và về sau). Thơ văn thể hiện tư tưởng tốt đẹp của
Nho giáo nguyên thủy, thân dân, đặc biệt phát triển thơ Nôm là một bước ngoặt
vĩ đại của tư tưởng mỹ học – chuyển từ các khuôn thức Hán học, quý phái, cung
đình, ước lệ… đến mỹ học dân dã, hàng ngày, con vằn, lảnh mồng tơi… Việt Nam. Mặt
khác là sự tôn sùng,
ca ngợi cái chính thống, vua chúa, quan phương…
-
Thế
kỷ 18 có thể gọi là thế kỷ Ánh sáng của tư tưởng lý luận, vì ở đây đã xuất hiện
những luồng tư tưởng khoa học, rọi ánh sáng vào các tín điều cổ hủ của Nho giáo
đã lung lay. Xuất hiện các tác phẩm lấy tư tưởng thực dụng - khoa học làm gốc,
xuất hiện các nhà văn coi trọng thực tế, coi trọng hiện thực… (Lê Quý Đôn, Lê Hữu
Trác…).
-
Thế
kỷ 19 (nửa đầu) có thể xem là thế kỷ tương đồng
với Phục Hưng (Renaissance), vì đã xuất hiện những tư tưởng coi con người là
trung tâm, soi rọi vào thế giới nội tâm của con người, yêu quý nâng niu con
người (Nguyễn Du và hàng loạt tác giả khác). Tư tưởng lý luận giai đoạn này
cũng nở rộ phong phú hơn với các phát biểu của Nguyễn Du (qua thơ), Cao Bá Quát
(qua thơ, tự bạt…), Tùng Thiện Vương (qua thi thoại)…
-
Nửa sau thế kỷ 19 là
giai đoạn thực dân Pháp xâm lược, giai đoạn kháng chiến, tư tưởng lý luận văn
nghệ nổi bật là tư tưởng yêu nước, chống giặc, chống đầu hàng (xuất hiện qua
Nguyễn Đình Chiểu và hàng trăm tác phẩm khác; đặc biệt xuất hiện lần đầu hình ảnh
người nông dân chống giặc). Cũng đồng thời xuất hiện thơ văn trào phúng hướng về
hiện thực đô thị (Tú Xương), nông thôn (Nguyễn Khuyến)… làm cho tư tưởng văn
nghệ đa dạng. Ở
miền Nam đã bắt đầu xuất hiện những nhân tố tư tưởng mới ở một vùng đất mới - một
xứ thuộc địa…, báo hiệu cho sự đổi mới văn học - tư tưởng trung đại, cận đại
chuyển qua hiện đại vào đầu thế kỷ 20.
2.
Về
kết quả công bố, xuất bản:
Kết quả nghiên cứu của
đề tài đã công bố: 01 tập tư liệu Hán Nôm (bản gốc) và bản dịch tiếng Việt (02
tập); 05 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành; xuất bản 01 giáo
trình và 01 cuốn sách.
3. Về kết quả đào tạo sau đại học:
Đề
tài đã góp phần đào tạo: 03 thạc sỹ và 02 nghiên cứu sinh.
Hội
đồng khoa học đánh giá về giá trị khoa học, xếp loại: Xuất sắc