Đề tài "Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, sử dụng trong lĩnh vực y sinh" đã được thực hiện bởi của PGS. Phạm Thế Trinh cùng với cơ quan chủ trì đề tài là Viện hóa học công nghiệp Việt Nam. Qua thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014, đề tài đã thu được một số kết quả chính như sau:
1. Xác định được đơn phối liệu và các điều kiện công nghệ tối ưu dễ tổng hợp PVA biến tính tinh bột
- Chế tạo VLBV-PVA/TB, sử dụng để bao viên thuốc:
+ Giai đoạn tổng hợp bán thành phẩm: đã lựa chọn nguyên liệu đầu loại PVA217, chất điều chỉnh mạch glyxerin và xúc tác H2s04 thích hợp để chế tạo VLBV-PVA/TB.
+ Giai đoạn sấy phun: nhiệt độ đầu vào 1600C; nhiệt độ đầu ra: 500C
- Chế tạo màng MTTD-PVA/TB, sử dụng trong điều trị và xử lý vết thương: Đã lựa chọn nguyên liệu đầu loại PVA dạng xơ, chất điều chỉnh mạch glyxerin tác nhân khâu mạch là glutaraldehyt (GA), và xúc tác HCL thích hợp để chế tạo MTTD-PVA/TB.
2. Xác định đặc trưng tính chất, cấu trúc của VLBV-PVA/TB và của MTTD-PVA/TB
3. Xây dựng 3 quy trình công nghệ:
- Quy trình công nghệ tổng hợp PVA biến tính tinh bột quy mô 1kg/mẻ, có độ ổn định và độ lặp lại cao
- Quy trình công nghệ tổng hợp vật liệu bao viên PVA biến tính tinh bột quy mô 2kg/mẻ
- Quy trình có độ lặp lại cao, ổn định, cho tính chất sản phẩm ổn định.
4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá chất lượng vật liệu bao viên PVA/TB và màng PVA/TB dùng làm da nhân tạo, đã dược kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm trung ương.
5. Thiết lập được công thức pha chế, cách pha chế dung dịch bao viên, thông số kỹ thuật bao viên - thử nghiệm bao viên và kiểm tra chất lượng viên nén bao phim.
6. Xác định được các chỉ tiêu sinh hóa của vật liệu PVA biến tính tinh bột
7. Đã đánh giá độ ổn định của vật liệu bao viên PVA/TB và màng PVA/TB dùng làm da nhân tạo: Đã xây dựng được bộ hồ sơ thử độ ổn định của 2 dạng sản phẩm trên, sản phẩm có độ ổn định trên 36 tháng.
8. Đã xây dựng bộ hồ sơ thử nghiệm độc tính cấp và độc tính bán trường diễn. Đã thử nghiệm bột bao viên PVA/TB và màng PVA/TB trên động vật.
9. Đã chế thử: 6,2kg bột bao viên PVA biến tính tinh bột; 3,5kg màng PVA biến tính tinh bột dùng làm da nhân tạo.
Đề tài “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu trên cơ sở Polyvinycohol (PVA) biến tính với tinh bột, sử dụng trong lĩnh vực y sinh” đã có 11 bài báo khoa học được đăng, trong đó 6 bài đăng trên tạp chí hóa học; 1 bài ở tạp chí khoa học và công nghệ; 4 bài trên tạp chí khoa học; hội thảo quốc tế. Đào tạo được 1 Tiến sĩ đã bảo vệ thành công ở cấp cơ sở và 1 Thạc sĩ.
Có thể tìm đọc toàn văn nội dung đề tài với mã số 11637 tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia./.