Thứ năm, 09/06/2016 19:42 GMT+7

Nghiên cứu nhận dạng lũ lớn, phân vùng nguy cơ lũ lớn và xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo lũ lớn lưu vực sông Lam

Năm 2015, TS. Trần Duy Kiều - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhận dạng lũ lớn, phân vùng nguy cơ lũ lớn và xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo lũ lớn lưu vực...


Các kết quả qua quá trình nghiên cứu đã đạt được như sau:

- Nghiên cứu nhận dạng lũ lớn lưu vực sông Lam: Nhóm nghiên cứu đã áp dụng thành công một số phương pháp, mô hình nhận dạng lũ như HEC, SSARR, SCS cho lưu vực sông Lam một cách toàn diện cả về hình thế thời tiết gây mưa lũ lớn và lũ thượng nguồn với một số tiêu chí chủ yếu. Kết quả nhận dạng lũ lớn được so sánh với số liệu thực đo cho thấy các tiêu chí nhận dạng lũ lớn cho các kết quả có độ tin cậy cao. Hơn nữa, nguyên tắc nhận dạng lũ sông Lam cũng có thể áp dụng để nhận dạng lũ lớn cho các lưu vực sông tương tự.
- Đối với phân vùng nguy cơ lũ lớn lưu vực sông Lam: Qua các đặc điểm mưa và lũ, điều kiện lưu vực, nhóm nghiên cứu đã phân vùng được các nguy cơ lũ lớn cho 18 lưu vực bộ phận là Mường Xén, Của Rào, Bản Vẽ, Khe Bố, Dừa, Thác Muối, Quỳ Châu, Nghĩa Khánh, Đô Lương, Yên Thượng, Nam Đàn, Ngàn Trươi, Hòa Duyệt, Sơn Diệm, Linh Cảm, Chợ Tràng, Bến Thủy, Cửa Hội. Việc phân vùng nguy cơ lũ lớn được chia theo 3 mức độ nguy cơ lũ là thấp, trung bình và cao dựa vào cực trị Gumbel. Khả năng lũ lớn mức trung bình xảy ra trên lưu vực chiếm khoảng 65% diện tích lưu vực (tại Việt Nam), trong khi khả năng lũ lớn mức cao xảy ra trên lưu vực chỉ chiếm khoảng 8% diện tích lưu vực. Mặc dù những vùng có nguy cơ lũ lớn cao trên lưu vực sông Lam xảy ra thấp hơn rất nhiều so với những vùng có nguy cơ lũ trung bình, nhưng mỗi khi nó xảy ra tính nguy hại lại rất nghiêm trọng.
- Đối với việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu vực sông Lam: Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình NAM_MIKE11 cho việc tính toán dòng chảy ra nhập khu giữa tại các vị trí nhập lưu như nhánh nhập lưu sông Giăng, sông Rộ, sông Trại, sông Hói Nây, sông Gang, Khê Duyên. Với bộ thông số của mô hình NAM_MIKE11, nghiên cứu đã hoàn nguyên dòng chảy lũ trận lũ tháng IX/1978 làm điều kiện đầu vào cho mô hình thủy lực. Cùng với ứng dụng các mô hình HEC-RAS và HEC-GEORAS diễn toán lũ và đánh giá nguy cơ ngập lụt hạ lưu sông Lam với 2 trường hợp: (1) chưa có sự tham gia điều tiết của hồ Bản Vẽ và đập Khe Bố với phương án lũ hoàn nguyên năn 1978, lũ thiết kế tần suất 1% và lyc thiết kế tuần suất 0,5%. (2) Có sự tham gia điều tiết của những công trình này với phương án dòng chảy thực đo và dòng chảy hoàn nguyên năm 1978. Các kết quả bản đồ ngập lụt đầu tiên được xây dựng cho cả trung lưu và hạ lưu lưu vực sông Lam. Riêng phần ngập lụt hạ lưu sông Lam được so sánh, đánh giá với các phương pháp khác nhau như: Phương pháp mô hình toán, phương pháp giải toán ảnh viễn thám và phương pháp hoàn nguyên dòng chảy lũ là khá phù hợp. Điều này chứng tỏ bản đồ ngập lụt được xây dựng có độ tin cậy cao, có thể sử dụng để cảnh báo lũ lớn cho lưu vực sông Lam. Khả năng cắt lũ của các hồ chứa với những trận lũ bằng hoặc lớn hơn lũ 1978 cho hạ lưu còn hạn chế. Mức độ cắt lũ khi có hồ bản Vẽ và đạp Khe Bố được khoảng 5% lượng lũ, diện ngâoh vào khoảng 50% về độ sâu ngập lụt.
Các kết quả nghiên cứu giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc nhận dạng lũ, phân vùng nguy cơ lũ lớn ở Việt Nam, góp phần đắc lực vào công tác kiểm soát, dự báo, cảnh báo lũ cũng như công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai do lũ, ngập lụt gây ra đối với khu vực này. Đồng thời ứng dụng tốt các mô hình tính toán thủy văn thủy lực phục vụ công tác hỗ trợ ra quyết định tính toán truyền lũ, đánh giá vai trò của các công trình nghiên cứu kết nối giữa quản lý lưu vực sông với kiểm soát lũ lớn.
Tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 11713 - 2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia./.

Lượt xem: 2457

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)