Thứ hai, 12/09/2016 08:32 GMT+7

Chế tạo mô hình hai vòng tuần hoàn lò phản ứng hạt nhân nước áp lực (PWR); Khảo sát các chế độ làm việc của thiết bị trao đổi nhiệt ở các điều kiện khác nhau và đánh giá an toàn thủy nhiệt của mô hình

Lĩnh vực an toàn nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam chưa thực sự được chú ý và nhìn chung đang còn nhiều hạn chế do nguyên nhân lịch sử cũng như hoàn cảnh khách quan. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào tính toán vật lý, động học lò, an toàn...


Năm 2015, đề tài Chế tạo mô hình hai vòng tuần hoàn lò phản ứng hạt nhân nước áp lực (PWR). Khảo sát các chế độ làm việc của thiết bị trao đổi nhiệt ở các điều kiện khác nhau và đánh giá an toàn thủy nhiệt của mô hình đã được nhóm nghiên cứu do ThS. Trịnh Hữu Toản dẫn đầu đã được thực hiện với những nội dung nghiên cứu chính bao gồm:
1. Tìm hiểu, phân tích hệ thống nhà máy điện hạt nhân nước áp lực, các cơ sở chế tạo mô hình thí nghiệm, các tính toán thiết kế thiết bị của mô hình, quá trình gia công và lắp đặt hệ thống, vận hành và khai thác hệ thống.
2. Xây dựng các thí nghiệm liên quan đến các vấn đề quan tâm trong an toàn hạt nhân như sự cố mất nước làm mát (LOCA), mất nước cấp vào bình sinh hơi, nghiên cứu các hiện tượng cục bộ xảy ra tại bình sinh hơi, bình ngưng.
3. Về lâu dài, các nội dung nghiên cứu sẽ quan tâm đến các vấn đề như hiện tượng đối lưu tự nhiên với tỷ lệ tích hơi thấp (hệ sơ cấp) hoặc tỷ lệ thể tích hơi cao (bình sinh hơi), vấn đề ảnh hưởng của khí không ngưng tụ đối với quá trình đối lưu tự nhiên.

Kết quả thực hiện đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc từng bước xây dựng năng lực thí nghiệm về thiết kế, chế tạo và vận hành thiết bị mô phỏng thủy điện hạt nhân. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho việc hình thành các nhóm liên ngành tham gia vào nghiên cứu điện hạt nhân và an toàn điện hạt nhân trong tương lai gần. Các kết quả đạt được của đề tài có thể tóm tắt như sau:
* Đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị mô phỏng lò phản ứng hạt nhân nước áp lực hoạt động ở áp suất 8at, nhiệt độ khoảng 160°C. Thiết bị đã được vận hành với các mức công suất khác nhau và chế độ làm việc khác nhau.
* Đã tiến hành được một số thí nghiệm liên quan đến các sự cố được tiên đoán trước như mất nước cấp vào bình sinh hơi, tín hiệu bảo vệ lỗi…
* Xây dựng được nhóm nghiên cứu liên ngành hạt nhân - cơ điện - vật liệu… có khả năng từng bước tiếp công nghệ nước ngoài liên quan đến điện hạt nhân.
* Góp phần đào tạo nhiều kỹ sư ngành năng lượng hạt nhân thông qua việc nâng cao chất lượng các môn học nhà máy điện hạt nhân, phân tích độ tin cậy, thủy điện hạt nhân và hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên.
* Tham gia các hội thảo chuyên ngành và đã có 02 công trình nghiên cứu được công bố.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số: 10929/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Lượt xem: 6361

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)