Toàn cảnh buổi nghiệm thuSau gần 2 năm thực hiện (01/2014-12/2015), Đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ xử lý tinh bột sắn và tiêu chuẩn chất lượng tinh bột sắn dùng làm nguyên liệu để sản xuất polymaltose; xác định được các điều kiện dịch hóa tinh bột để làm nguyên liệu để làm nguyên liệu phù hợp cho quá trình đường hóa tạo polymaltose.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất polymaltose từ tinh bột quy mô công nghiệp 1000 kg/mẻ, triển khai sản xuất được 1100 kg polymaltose; xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm polymaltose dùng trong tạo phức IPC và HAP, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; và xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất IPC quy mô 50 kg/mẻ.
Nhóm chuyên gia kiểm tra quá trình bổ sung enzym đường hóa và kiểm tra quá trình đường hóa Đến nay, Đề tài đã triển khai sản xuất được 400 kg sản phẩm IPC và 400 kg HAP chuyển giao cho Công ty Mê Linh làm nguyên liệu sản xuất được 4000 hộp Fecafovit, 3000 hộp Fe-Nana và 3000 hộp ColosMax Q10. Ngoài ra, Đề tài đã hoàn thành các nội dung khác về công trình nghiên cứu khoa học, đào tạo và đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích.
Từ những thành công bước đầu, PGS.TS. Phan Thị Ngọc Bích cho biết, hiện nhóm nghiên cứu đã đề xuất được triển khai dự án sản xuất thử nghiệm trong thời gian tới nhằm sản xuất rộng rãi và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.