Thứ hai, 25/04/2016 11:45 GMT+7

Ươm tạo và thương mại hóa công nghệ phục vụ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, kinh nghiệm quốc tế, bài học kinh nghiệm cho khởi nghiệp ở Việt Nam

Được sự cho phép Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng ngày 22/4/2016 tại thành phố Đà Nẵng, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (PTTTDN) phối hợp cùng Sở KH&CN thành phố Đà Nẵng...
Tại Hội thảo các tham luận của các chuyên gia diễn đàn đối tác đối thoại về chính sách KH&CN và đổi mới sáng tạo (PPSTI) của APEC đã tập trung trao đổi về xu thế, triển vọng và thách thức để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo TS. Jet P.H. Shu (thành viên PPSTI), cố vấn cao cấp của Bộ Kinh tế đối ngoại Đài Loan, GS tại đại học công nghệ Đài Loan, cuộc cách mạng công nghiệp công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới có xu hướng toàn cầu hóa kết nối và chia sẻ thông tin mọi hoạt động của con người, phương tiện với ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo; trao đổi những bài học kinh nghiệm khởi nghiệp và IPO các Start- up tại Đài Loan, đồng thời nhận xét và góp ý để giúp hoàn thiện cơ chế chính sách khởi nghiệp mà Việt Nam đã và đang áp dụng để ươm tạo và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng công nghệ mà Việt Nam gọi là doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Đánh giá cao những nỗ lực mà Việt Nam đã đạt được trong việc xây dựng chính sách phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp KH&CN, TS Jeong Hyop Lee (thành viên PPSTI) đến từ Viện Chính sách KH&CN Hàn Quốc (STEPI) trình bày “Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc Quá trình phát triển và sự khởi đầu của nền kinh tế sáng tạo” đã phân tích rõ lộ trình mà Hàn Quốc đã xây dựng và thực hiện và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp để hướng tới mục tiêu “nền kinh tế tạo ra giá trị gia tăng, việc làm, động lực tăng trưởng với ưu tiên hàng đầu về đổi mới sáng tạo”.

Tại Hội thảo các tham luận của Việt Nam cũng đã nêu ra thực trạng cũng như định hướng của Việt Nam trong việc xây dựng chính sách phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), những thuận lợi, khó khăn mà ngành KH&CN Việt Nam gặp phải trong quá trình thực hiện các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự khó khăn của các doanh nghiệp trong nước trong quá trình đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại Hội thảo các chuyên gia đều cho rằng các nền kinh tế APEC rất đa dạng và có những đặc điểm riêng, do vậy việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, cũng như phát triển các doanh nghiệp KH&CN (SMEs) bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm từ các nền kinh tế có trình độ phát triển cao như Hoa Kỳ, I-xra-en, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…. Thì bản thân các nền kinh tế thành viên cần xem xét, đanh giá thật kỹ sự phù hợp chiến lược phát triển để phù hợp với thể chế chính trị và thực trạng nền kinh tế; tránh dập khuôn máy móc, sao chép y nguyên thiếu sáng tạo, dễ dẫn đến sự thất bại của khởi nghiệp không chỉ ở một hay nhiều doanh nghiệp mà của cả hệ sinh thái khởi nghiệp do việc xác định không đúng về mục tiêu và thiếu nguồn lực thực hiện và nhất là thiếu các hành lang pháp lý đủ đảm bảo cho việc khởi nghiệp từ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Việt Nam nên tập trung khởi nghiệp vào các lĩnh vực có mức tăng trưởng nhanh và phù hợp với điều kiện của mình như: công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, sản phẩm thiên nhiên bảo vệ sức khỏe,…. Đây là những lĩnh vực đang được cộng đồng quốc tế và là mục tiêu được ưu tiên của các nền kinh tế thành viên APEC.


Đại biểu và các chuyên gia quốc tế và trong nước tham gia Hội thảo

Kết luận Hội thảo thay mặt cho Bộ KH&NC và UBND thành phố Đà Nẵng, Ông Trần Xuân Đích Phó Cục trưởng Cục PTTTDN và Bà Vũ Thị Bích Hậu, Phó Giám đốc Sở KH&CN thành phố Đà Nẵng đã và đánh giá cao công tác phối hợp tổ chức và cảm ơn sự tham gia tích cực của các chuyên gia của diễn đàn PPSTI tại Hội thảo và cho rằng các ý kiến tham luận sẽ là kênh quan trọng để Bộ KH&CN, cũng như thành phố Đà Nẵng tham khảo trong quá trình xây dựng và thực thi ươm tạo, thương mại hóa công nghệ phục vụ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Tham gia cùng với các hoạt động của diễn đàn PPSTI của APEC 2016 tại thành phố Đà Nẵng, Cục PTTDN đã phối hợp với Tập đoàn sản xuất xe đạp hàng đầu của Đài Loan (GIANT) thực hiện hội thảo xúc tiến phát triển hệ thống giao thông công cộng xe đạp nội đô (YouBike).



Hội thảo phát triển xe đạp công cộng và đoàn xe đạp Most, Natec-Giant tại Thành phố Đà Nẵng

Dự án YouBike được xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo chuỗi giá trị (Value-Chain) gắn với tăng trưởng xanh (Green growth) đã đem lại một vẻ mặt mới cho các đô thị tại Đài Loan trước đây và hiện nay. Được đánh giá là một mô hình giao thông phù hợp với các đô thị thông minh (Smart-city), mô hình này đã và đang được khuyến khích phát triển và đã rất thành công ở trên 140 thành phố trên khắp thế giới. Mô hình này đã trở thành một xu hướng gắn kết giao thông với bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, với tăng trưởng xanh. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà thành phố Đà Nẵng đang hướng tới trong chiến lược phát triển của mình, Hội thảo hy vọng rằng mô hình xe đạp nội đô (Youbike) sẽ là một điểm nhấn quan trọng để phát triển du lịch, đồng thời cũng khẳng định các cam kết của Việt Nam và thành phố Đà Nẵng trong việc bảo vệ môi trường và gắn với tăng trưởng xanh khi Việt Nam được chọn là nước chủ nhà tổ chức các sự kiện APEC 2017. (Các đối tác quan tâm đến dự án Youbike cho thành phố Đà Nẵng xin liên hệ địa chỉ email cuongnh@most.gov.vn để biết thêm chi tiết).

Lượt xem: 1829

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)