Thứ sáu, 09/03/2012 15:02 GMT+7

Hội nghị quốc tế về tư vấn các hoạt động pháp quy hạt nhân của Việt Nam

Ngày 08/3/2012, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu địa chất và khoáng sản Pháp (BRGM) tổ chức Hội nghị quốc tế về tư vấn các hoạt động pháp quy hạt nhân của Việt Nam. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến...

Tham dự Hội nghị có các đại biểu quốc tế đến từ Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Anh và Slovakia và các đại biểu trong nước đại diện cho Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Viện KH&CN Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Lê Đình Tiến bày tỏ sự cám ơn chân thành đến các tổ chức, chuyên gia nước ngoài đến tham dự Hội nghị. Thứ trưởng nhấn mạnh, tại Hội nghị này, Việt Nam mong muốn nhận được sự chia sẻ thông tin và kinh nghiệm từ các chuyên gia các nước có ngành công nghiệp điện hạt nhân phát triển về các vấn đề như xây dựng khuôn khổ pháp quy hạt nhân; xây dựng cơ quan pháp quy độc lập; chuẩn bị địa điểm xây dựng nhà máy; lựa chọn công nghệ; xây dựng năng lực nghiên cứu và triển khai, và hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình điện hạt nhân; phát triển nguồn nhân lực; quản lý rủi ro trong xây dựng, lắp đặt và đưa vào khai thác vận hànhnhà máy điện hạt nhân và các vấn đề liên quan khác.

Thứ trưởng mong muốn những thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội nghị này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các nhà quản lý và các chuyên gia điện hạt nhân của Việt Nam trong việc thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và Hội thảo sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và các tổ chức, công ty của các nước.

Các bài trình bày của các đại biểu tại Hội nghị:

  1. Đánh giá địa điểm cho nhà máy điện hạt nhân - BRGM, Pháp
  2. Kế hoạch hợp tác xây dựng hệ thống pháp quy của Cơ quan Giám sát hạt nhân, công nghiệp và môi trường Liên bang Nga (Rostechnadzor) – SEC NRS, Rostechnadzor, Nga
  3. Các dịch vụ của FSUE VO “Safety” với vai trò là Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật cho Rostechnadzor - FSUE VO “Safety”, Rostechnadzor, Nga
  4. Cơ quan An toàn năng lượng hạt nhân Nhật Bản (JNES) trong bối cảnh quốc tế - JNES
  5. Các thách thức chủ yếu trong Pha 1&2 đối với cơ quan pháp quy của các nước mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân - NucAdvisor, Pháp
  6. Vai trò của Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng nhà máy điện hạt nhân - VUJE, Slovakia
  7. Hợp tác US.NRC/AdSTM - Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và các hoạt động của Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật tại Hoa Kỳ - Công ty Công nghệ và Quản lý Hệ thống tiên tiến (AdSTM), Hoa Kỳ
  8. Tổng quan về Hệ thống pháp quy hạt nhân của Hàn Quốc – Viện An toàn hạt nhân Hàn Quốc (KINS), Hàn Quốc
  9. Giới thiệu về GRS và các hoạt động quốc tế - GRS, Đức
  10. Tổng quan về kinh nghiệm của GRS trong hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan pháp quy hạt nhân; An toàn hạt nhân đối với loại lò VVER; và Chuyển giao Chương trình phân tích tai nạn cho các cơ quan pháp quy hạt nhân và hỗ trợ trong việc xây dựng nhóm chuyên gia về phân tích tai nạn tất định – GRS, Đức
  11. IRSN và những hỗ trợ đối với các quốc gia mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân – Viện An toàn bức xạ và hạt nhân, Pháp
  12. Lợi ích của việc đảm bảo chất lượng và an toàn hạt nhân độc lập – Công ty tư vấn Lloyd’s Register, Anh
  13. Tư vấn quốc tế cho các hoạt động pháp quy của Việt Nam - EXEL Services Cooperation, Hoa Kỳ
  14. Pháp quy hạt nhân – rà soát các tiêu chí và nguyên tắc quan trọng của pháp quy hạt nhân quốc tế - Công ty Pinsent Masons
  15. Tổng quan về Chương trình điện hạt nhân của Việt Nam và sự cần thiết của các tư vấn quốc tế - Phó Cục trưởng. Lê Chí Dũng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

Lượt xem: 1072

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)