Thứ sáu, 19/11/2010 11:03 GMT+7

Chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: Vấn đề- tầm nhìn và giải pháp

Ngày 17/11/2010, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng- Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo quốc tế về “Chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: Vấn đề- tầm nhìn và...

Hội thảo này là diễn đàn để các nhà khoa học cùng trao đổi đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện bổ sung chính sách dân tộc theo hướng hiệu quả và bền vững hơn. Đồng thời cũng là dịp để các nhà khoa học Việt Nam trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, đồng nghiệp Trung Quốc về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.

Hơn 30 năm phát triển vùng dân tộc và miền núi, nhiều chính sách dân tộc đã làm thay đổi diện mạo về điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, thay đổi nhận thức của người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, một số chính sách dân tộc bộc lộ bất cập hạn chế, một bộ phận người dân chưa thực sự được thụ hưởng và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ đời sống của Đảng và Nhà nước, tính bền vững của các chính sách chưa cao, chưa thực sự phù hợp với điều kiện phong tục tập quán của người dân vùng cao dẫn đến tình trạng tái nghèo vẫn duy trì và tiếp diễn.

Bên cạnh đó, Hội thảo còn đưa ra một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách đối với các dân tộc thiểu số và đề xuất một số nội dung đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn ở nước ta.

Chính sách dân tộc có tác động mạnh mẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và đồng bằng, tạo cơ hội cho người dân được hưởng tiếp cận với nhiều các dịch vụ y tế, giáo dục chăm sóc sức khỏe. Trong thời gian tới, để chính sách dân tộc thực sự đi vào đời sống đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi các nhà hoạch đinh chính sách cần phải thay đổi tư duy trong quá trình soạn thảo chính sách, luôn gắn tập quán người dân phù hợp với các chính sách đặt ra cũng như nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương để quá trình triển khai các chính sách đại hiệu quả thiết thực

Kết luận Hội thảo, PGS.TS Lê Tất Khương– Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Vùng khẳng định “Các báo cáo tham luận tại Hội thảo và các ý kiến trao đổi của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ gợi mở cho Ban chủ nhiệm đề tài nhiều ý tưởng. Từ đó tiếp tục nghiên cứu, suy nghĩ và kiến nghị với nhà nước hoàn thiện khung chính sách dân tộc cho giai đoạn 2011-2020.

Lượt xem: 1074

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)