Thứ tư, 31/07/2024 14:54 GMT+7

Nghiên cứu xây dựng đàn hạt nhân giống lợn Mẹo tỉnh Yên Bái

Với mục tiêu xây dựng mô hình phát triển nguồn gen lợn Mẹo tỉnh Yên Bái phục vụ nghiên cứu và sản xuất, góp phần tạo sinh kế cho người chăn nuôi, TS. Trịnh Phú Ngọc và nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Phát triển Nông thôn đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng đàn hạt nhân giống lợn Mẹo tỉnh Yên Bái góp phần phát triển chăn nuôi bền vững”.
Đặc điểm ngoại hình đặc trưng của lợn Mẹo.
Lợn Mẹo là giống vật nuôi bản địa gắn bó với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái. Qua điều tra giống vật nuôi cho thấy lợn Mẹo được phổ biến và tập trung nhiều ở các vùng cao của đồng bào dân tộc Mèo các tỉnh miền núi như: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nghệ An… 
Sau thời gian nghiên cứu, Đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Đã điều tra khảo sát và thu về 530 phiếu điều tra có thông tin hữu ích; (trong đó 500 phiếu điều tra trực tiếp và 30 phiếu điều tra trung gian). 
Tại các địa bàn điều tra cho thấy, số hộ chăn nuôi tại huyện Văn Yên và Yên Bình là 2830 con (huyện Văn Yên 418 con; huyện Yên Bình là 2412 con (gồm con thuần và con lai). Đàn lợn con và lợn choai chiếm tỷ lệ nuôi nhiều nhất (54,84%); lợn nuôi thịt (24,66%); lợn nái (18,48%) và thấp nhất là lợn đực giống (2,01%). 
Màu sắc lông đen tuyền (61,30%) và màu lông đen có 6 điểm trắng (25,70%). Đây là 2 kiểu hình chính dễ thấy ở lợn Mẹo. 
Tập quán chăn nuôi lợn Mẹo của người dân địa phương chủ yếu là bán chăn thả (72,50%) và nuôi nhốt (23,50%).
Toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19280/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
 

Nguồn: Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Lượt xem: 499

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)