Hiện nay, hoạt động chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp và đang là xu thế toàn cầu, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ quy trình, hệ thống quản lý từ thế giới thực sang thế giới số, bằng cách áp dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, …
Từ đó, thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng…Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.
TS Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục TCĐLCL, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số chủ trì cuộc họp
Tại Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mới giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ.
Ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó nội dung triển khai các quyết định này, xác định rõ chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Trong thời gian qua, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có nhiều sự quan tâm về việc xây dựng các nền tảng công nghệ để phục vụ giải quyết các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN giao. Tuy nhiên, kết quả triển khai hoạt động công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ các hoạt động tác nghiệp ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa có sẵn; các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, mức độ tin cậy trong giao dịch điện tử thấp…Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là ngành chưa có một Đề án nào về Chuyển đổi số trong ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng dẫn đến việc tổ chức xây dựng, kết nối, khai thác, sử dụng chưa đồng bộ, chưa hiệu quả. |
Trong thời gian qua, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có nhiều sự quan tâm về việc xây dựng các nền tảng công nghệ để phục vụ giải quyết các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN giao. Tuy nhiên, kết quả triển khai hoạt động công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ các hoạt động tác nghiệp ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa có sẵn; các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, mức độ tin cậy trong giao dịch điện tử thấp…Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là ngành chưa có một Đề án nào về Chuyển đổi số trong ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng dẫn đến việc tổ chức xây dựng, kết nối, khai thác, sử dụng chưa đồng bộ, chưa hiệu quả.
Để giải quyết những vấn đề thách thức và nhu cầu phát triển Chuyển đổi số này, trong năm 2022, TS Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số đã chỉ đạo tổ chức họp 03 phiên họp chính thức Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, 21 phiên họp với Tổ công tác và các đơn vị liên quan trong Tổng cục; giao Tổ công tác Chuyển đổi số làm việc với 16 tỉnh, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nghiên cứu triển khai hoạt động Chuyển đổi số trong toàn ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
Tham mưu xây dựng các văn bản, Công văn số 84/BKHCN-CNC ngày 17/01/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề xuất các bài toán lớn cần giải quyết để thực hiện chuyển đổi số gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để đề nghị Xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Công văn số 1010/BKHCN-CNC ngày 10/5/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Bổ sung ý kiến đối với dự thảo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ 2 của UBQG về Chuyển đổi số; Công văn số 1067/BKHCN-TĐC ngày 13/5/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiệm vụ Chuyển đổi số gửi Văn phòng Chính phủ.
Ban hành các văn bản, Quyết định số 533/QĐ-BCĐCĐS ngày 28/3/2022 của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của Tổng cục phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng năm 2022; Công văn số 1036/TĐC-VP ngày 26/4/2022 của Tổng cục về triển khai hoạt động Chuyển đổi số đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông; Công văn số 1196/TĐC -VP ngày 10/5/2022 của Tổng cục đề xuất “Chiến lược Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng” gửi Khoa học và Công nghệ; Công văn số 1409/TĐC -VP ngày 31/5/2022 của Tổng cục về việc Xây dựng nền tảng chuyển đổi số tác nghiệp Đo lường và Đánh giá Hợp chuẩn và Hợp quy; Công văn số 2459/TĐC -VP ngày 05/9/2022 của Tổng cục đề xuất xây dựng “ Đề án Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng” gửi Khoa học và Công nghệ; Quyết định số 1751/QĐ-TĐC ngày 21/10/2022 Ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng và an ninh mạng tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Quyết định 1761/QĐ-TĐC ngày 24/10/2022 Phân công cán bộ thực hiện công tác an ninh mạng tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Quyết định 1755/QĐ-TĐC ngày 21/10/2022 Ban hành Phương án bảo đảm, ứng phó, khắc phục sự cố an toàn, an ninh mạng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tổ chức thực hiện, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Chủ động đề xuất, các giải pháp, biện pháp để thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chuyển đổi số tại Tổng cục theo đúng tinh thần chỉ đạo về hoạt động Chuyển đổi số của Lãnh đạo Bộ KH&CN và của Chính phủ...
Đặc biệt, đã xây dựng các văn bản trình Bộ KH&CN, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ tại Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 20/8/2022 của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số trong đó giao Bộ KH&CN xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Ngay sau khi có Thông báo của Văn phòng Chính phủ, Tổng cục đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 và Tờ trình để xin ý kiến các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị liên quan.
Đây là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 của Tổng cục, tính đến ngày 15/12/2022, Tổng cục đã trình Bộ KH&CN ký ban hành Công văn số 3782/BKHCN-TĐC về việc góp ý dự thảo Quyết định Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xin ý kiến các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể những vấn đề chính của Đề án gồm:
Về quan điểm của Đề án
Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong hoạt động Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đảm bảo thống nhất, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả. Phát triển các nền tảng số, dữ liệu số, hạ tầng số để kết nối giữa trung ương và địa phương; trong nước và quốc tế; tạo sự thay đổi lớn của công chức, viên chức, người lao động với người dân và doanh nghiệp về cách thức tổ chức, cách thức phục vụ và thay đổi phương thức làm việc phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Về tác động của Đề án
Nhóm một: Đối với công chức, viên chức và người lao động sẽ được tổ chức, làm việc dựa trên dữ liệu số và công nghệ số, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn. Nói cách khác là đội ngũ công chức, viên chức và người lao động ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là những công dân số trong hệ sinh thái Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Nhóm hai: Đối với người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ.
Ban chỉ đạo CĐS Tổng cục TCĐLCL làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
Nội dung chính của Đề án
1) Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách;TPP
2) Xây dựng bản đồ số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phục vụ kinh tế, xã hội;
3) Phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng công nghệ số: Hạ tầng số: Phát triển và vận hành hạ tầng mạng chuyên dùng ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối từ trung ương đến các bộ, ngành, địa phương:
Dữ liệu số: Ưu tiên xây dựng các dữ liệu số có phạm vi toàn quốc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội
- Nền tảng số: Xây dựng thống nhất các nền tảng số dùng chung có phạm vi, quy mô toàn, đối với các nền tảng có sẵn hoặc đặc thù của các Bộ, ngành tỉnh, thành phố sẽ tiến hành kết nối, tích hợp.
4) Phát triển năng lực số cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
5) Thúc đẩy kết nối iSTAMEQ với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
6) Nâng cao nhận thức
7) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Đề án này sẽ được thực hiện theo lộ trình từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2025-2030
Giai đoạn từ này đến năm 2025, sẽ tập trung vào xây dựng các nền tảng số và dữ liệu số có phạm vi quy mô quốc gia nhất là cải thiện môi trường làm việc, phương thức làm việc và khắc phục dữ liệu không được kết nối, không được chia sẻ;
Giai đoạn 2025-2030, sẽ tập trung phát nghiên cứu phát triển ứng dụng di động (Mobility), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), mạng xã hội,...
Như vậy, trong năm 2022 vừa qua, hoạt động Chuyển đổi đố ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có những bước đi vượt bậc khi đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện và xác định hoạt động Chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước.
Từ những kết quả bước đầu đạt được năm 2022, dự kiến năm 2023, Tổng cục sẽ tiếp tục triển khai các bước đi mạnh mẽ nhằm cụ thể hóa hoạt động Chuyển đổi số do Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN giao để giải quyết được những vấn đề lớn cho toàn ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
|