Thứ bảy, 11/12/2021 09:23 GMT+7

Đo lường và quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội phát triển theo những hướng đi mới, trong đó có lĩnh vực đo lường.

Thuật ngữ “chuyển đổi số” được sử dụng nhiều hơn với sự “lên ngôi” của các công nghệ số. Sự “can thiệp” của dữ liệu và máy móc vào các quy trình sản xuất và kinh doanh ngày càng nhiều hơn thông qua các giao diện số. Điều này mở ra những năng lực giao tiếp mới, những lĩnh vực kinh doanh mới, qua đó hình thành những lĩnh vực nghiên cứu và công nghiệp mới.

Tuy nhiên, những thử thách mới cũng xuất hiện. Việc chuyển đổi các sáng kiến, tiêu chuẩn và cách thức tiếp cận hiện tại sang phương thức số để kết nối toàn cầu bởi không phải luôn có tính khả thi. Ví dụ, trong lĩnh vực đo lường, các nhà sản xuất cảm biến luôn nỗ lực để giúp nâng cao năng lực đo lường của mỗi thiết bị đo.
 

Trong tương lai, nền công nghệ chuyển đổi số sẽ tác động nhiều lĩnh vực
 

Do đó, các cảm biến được phát triển nhanh chóng theo hướng ngày càng thông minh và có năng lực tích hợp dữ liệu. Điều này đặt ra một thách thức lớn về hoạt động liên kết trong hiệu chuẩn phương tiện đo. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn sẽ không còn được quản lý như một phương pháp đo lường thuần túy.

Theo nhu cầu của xã hội, các giải pháp số trong đo lường khoa học sẽ ngày càng được áp dụng trong đo lường pháp định (như điện toán đám mây, bảo trì từ xa…). Ngược lại, nhiều quy trình, quy định trong đo lường pháp định sẽ là nội dung quan trọng cho đo lường khoa học.

Ví dụ, các thiết bị đo được áp dụng các biện pháp bảo mật cao “quá mức” sẽ khó “xuất hiện” trên thị trường. Điều tương tự này có thể được hình dung trong đo lường pháp định nơi mà các nhà sản xuất tự nguyện áp dụng nhiều các giải pháp số hiện đại. Hoạt động đánh giá sự phù hợp sẽ đòi hỏi các nguyên tắc chặt chẽ về trao đổi, xử lý dữ liệu, phương thức thanh tra, kiểm tra… Sự “tương tác” giữa đo lường khoa học và đo lường pháp định sẽ là nền tảng tạo điều kiện thuận lợi đối với chuyển đổi số trong đo lường.
 

Chuyển đổi số cũng có tác động không nhỏ đến lĩnh vực đo lường.
 

Trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí chính xác, một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Hiệp hội công nghiệp kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering Industry Association, VDMA) đã chỉ ra rằng 25% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chính xác đã và đang áp dụng các công nghệ số mới như dịch vụ điện toán đám mây. Các doanh nghiệp này tin rằng lợi ích từ công nghệ số mới sẽ dẫn đến nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp.

Lĩnh vực y tế cũng chịu ảnh hưởng lớn từ những bước phát triển mang tính đột phá của quá trình chuyển đổi số. Trong công nghệ sinh học, các sáng kiến số hóa sáng tạo (Innovative Digitalization) đã tạo ra các nguồn nguyên liệu và các chất xúc tác trong các quy trình sản xuất mới. Các sáng kiến này được thực hiên trong các dự án hợp tác xuyên ngành (Cross-Sectoral) và liên ngành (Inter-Disciplinary) đối với từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, Mạng lưới xuyên ngành trong Kinh tế sinh học (Cross-Sectoral Networks in Bio-Economics) với các mục tiêu và hạ tầng ICT chung nhằm mục đích phát triển các nền tảng sáng tạo về sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả, cũng như xây dựng và phát triển các sản phẩm, quy trình sinh học mới…

Đo lường cũng giảm nhu cầu kiểm tra bằng kỹ thuật kiểm soát chất lượng thống kê, điều này đồng nghĩa với việc các chuyên gia y tế sẽ tiết kiệm được thời gian thực hiện xét nghiệm, nhận kết quả chính xác và nhanh chóng, đồng thời làm giảm chi phí quá trình xét nghiệm, tăng năng suất cho bệnh viện và phát hiện được triệu chứng nhanh hơn.

Ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động: đo lường hiệu chuẩn thiết bị xét nghiệm Covid-19, kiểm tra và lắp ráp máy thở... từ đó các Viện Đo lường quốc gia của mỗi nước thiết lập hoạt động xét nghiệm như Canada, Trung Quốc, Mỹ, và Anh.

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 2945

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)