Thứ sáu, 10/12/2021 19:37 GMT+7

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường

Ngày 09/12/2021, tại Hà Nội, được sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ và tài trợ của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Úc (Aus4innovation), Ban quản lý Dự án Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) và Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ (VTTC) tổ chức Chương trình VCIC Connect “Chuyển giao công nghệ, Kết nối đầu tư và Xúc tiến thị trường”.


Toàn cảnh Chương trình VCIC CONNECT “Chuyển giao công nghệ, Kết nối đầu tư và Xúc tiến thị trường”

 

Chương trình được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại các điểm cầu tại Ấn Độ, Đài Loan, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên khắp cả nước. Ông Phạm Đức Nghiệm, Giám đốc Ban QLDA Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam; ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội và bà Phạm Thị Thanh, Phó ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đồng chủ trì Chương trình.



Ông Phạm Đức Nghiệm, ông Mạc Quốc Anh và bà Phạm Thị Thanh đồng chủ trì Chương trình

 

Đây là chương trình thứ 10 trong Chuỗi sự kiện VCIC Connect do Ban quản lý Dự án VCIC tổ chức kể từ khi phát động tháng 6 năm 2020 đến nay với mục đích: Tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ với tiềm năng thương mại hóa tiếp cận, kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ với với các nhà đầu tư, tổ chức/quỹ tài chính; Chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và nâng cao năng lực về chuyển giao công nghệ, kết nối và thu hút đầu tư, xúc tiến thị trường cho các tổ chức, cá nhân. Chương trình dành cho tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa có nhu cầu tìm kiếm đối tác nhận chuyển giao công nghệ, đối tác đầu tư và xúc tiến thị trường; Nhà đầu tư, quỹ, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa; Các hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học.

Trải qua 9 Chương trình đã tổ chức, VCIC đã thu về hơn 500 hồ sơ đăng ký tham gia trong và ngoài nước chuyển giao, hơn 30 công nghệ tiên tiến trên thế giới được đưa về Việt Nam, kêu gọi thành công 38,4 tỷ VNĐ vốn tài trợ, 150 tỷ VNĐ vốn đầu tư và 44 văn bản hợp tác được ký kết.

Phát biểu tại Chương trình, bà Phạm Thị Thanh, Phó ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam khẳng định, “Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội kịp thời tham mưu, điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi sang hình thức đào tạo online, tập trung nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm có chất lượng, an toàn; ứng dụng công nghệ; đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi mô hình bán hàng sang ứng dụng thương mại điện tử, đáp ứng phương thức mua sắm linh hoạt trong thời kỳ dịch bệnh”. Bên cạnh đó, Hội cũng đã phối hợp tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo chia sẻ thông tin, kiến thức về ứng phó rủi ro, thay đổi mô hình quản trị, đảm bảo an toàn nguồn lực lao động…



Bà Phạm Thị Thanh, Phó ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Chương trình

 

Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp hàng năm diễn ra nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khát vọng doanh nhân của các tầng lớp phụ nữ trên cả nước với các chủ đề đa dạng, đã thu hút đông đảo phụ nữ thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi, lĩnh vực ngành nghề tham dự. Qua 4 năm tổ chức, đã có 130 dự án/ý tưởng nhận tài trợ với số tiền hơn 32 tỷ đồng cùng các hỗ trợ khác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Và để các dự án/ý tưởng của phụ nữ khởi nghiệp, doanh nghiệp/ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý có thêm các cơ hội hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phối hợp Ban quản lý Dự án VCIC tổ chức Chương trình, qua đó giải quyết các vấn đề kết nối cung – cầu nhằm thúc đẩy hiệu quả quá trình chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, phát triển và kết nối đầu ra cho sản phẩm của chị em phụ nữ khởi nghiệp.

Đặc biệt, Chương trình sẽ giúp các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm, dịch vụ tiềm năng được lựa chọn trong Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp được tiếp cận và kết nối với các nhà cung cấp công nghệ, nhà đầu tư, tổ chức/quỹ tài chính góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh và tạo động lực cho phụ nữ vươn lên trong phát triển kinh tế. Đồng thời, hướng tới các hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng kết nối vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế để tìm kiếm các đối tác chiến lược về công nghệ, tài chính và thương mại.

Tại chương trình, đã diễn ra 3 phiên hoạt động: Tọa đàm “Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư tại Việt Nam”; Tư vấn chuyển giao công nghệ; Kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường. 23 dự án được lựa chọn đã trình bày tóm tắt thông tin cũng như một số điểm mạnh về sản phẩm để thu hút đầu tư từ các chuyên gia, các doanh nghiệp tại chương trình. Đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu về mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu nhiều hơn nữa cho người dùng, Chương trình đã diễn ra hoạt động kết nối B2B (kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp) hỗ trợ cho các doanh nghiệp có mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư để thúc đẩy thị trường.

Chương trình VCIC CONNECT 2021 được phát động đăng ký tham gia từ ngày 15/11 đến ngày 25/11 đã thu hút được 64 hồ sơ đăng ký tham gia. Qua quá trình đánh giá và sàng lọc hồ sơ Ban tổ chức đã lựa chọn ra 23 tổ chức, cá nhân xuất sắc tiếp tục hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ xây dựng hồ sơ, bản chào dự án, phương thức thuyết trình để sẵn sàng gặp gỡ và kết nối với các nhà đầu tư. Tại Chương trình, 23 dự án đã tham gia thuyết trình, trong đó có 07 dự án được các nhà đầu tư lựa chọn.

Chương trình VCIC CONNECT 2021 được phát động đăng ký tham gia từ ngày 15/11 đến ngày 25/11 đã thu hút được 64 hồ sơ đăng ký tham gia. Qua quá trình đánh giá và sàng lọc hồ sơ Ban tổ chức đã lựa chọn ra 23 tổ chức, cá nhân xuất sắc tiếp tục hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ xây dựng hồ sơ, bản chào dự án, phương thức thuyết trình để sẵn sàng gặp gỡ và kết nối với các nhà đầu tư. Tại Chương trình, 23 dự án đã tham gia thuyết trình, trong đó có 07 dự án được các nhà đầu tư lựa chọn.

1. HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình với Dự án Chuỗi liên kết sản xuất sợi tự nhiên từ cây gai lai phục vụ nhà máy dệt sợi;

2. Công ty TNHH ABACA Việt Nam với công nghệ chế biến sợi từ thân chuối;

3. Công ty Cổ phần sữa Hà Nam với Dự án sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa;

4. Công ty TNHH Sản xuất thương mại thảo mộc An Nhiên với Dự án sản xuất, kinh doanh sản phẩm thảo mộc có nguồn gốc từ thiên nhiên;

5. Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình với Dự án triển khai nhà máy phát điện từ rác thải và Dự án chiết tách kim loại quý từ rác công nghiệp;

6. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vietrap với các sản phẩm dược liệu, thảo dược;

7. Công ty TNHH thực phẩm Nhân Hậu với các sản phẩm chế biến từ cá.

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Lượt xem: 1680

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)