Thứ tư, 11/08/2021 15:54 GMT+7

Cần Thơ: Hỗ trợ xây dựng mô hình doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn lỹ thuật

Để xây dựng và duy trì phong trào năng suất chất lượng trong toàn thành phố, cũng như hỗ trợ xây dựng các mô hình doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành kế hoạch 134/KH-UBND triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.


 

Thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Công văn số 334/BKHCN-TĐC ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai Chương trình quốc gia năng suất chất lượng tại các Bộ, địa phương; Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của thành phố.

Theo đó, mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2025 tập trung đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ về năng suất chất lượng cho khoảng 500 lượt cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 20 chuyên gia về năng suất chất lượng tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, có ít nhất 1.500 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; Hỗ trợ ít nhất 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…) phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đến năm 2025, có ít nhất 10 nhóm sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Vận động và hỗ trợ khoảng 05 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

Trong định hướng đến năm 2030, Thành phố tiếp tục đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ về năng suất chất lượng cho khoảng 1.000 lượt cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 40 chuyên gia năng suất chất lượng tại các cơ quan và doanh nghiệp; Ít nhất 3.000 các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh được phổ biến, tập huấn, tuyên truyền, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.

Hỗ trợ khoảng 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…) phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Đến năm 2030 có ít nhất 20 nhóm sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Vận động và hỗ trợ khoảng 10 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia do Trung ương bình chọn.

Trong Kế hoạch, Thành phố Cần Thơ đã đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp và địa phương trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; Xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng.

Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng: Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…), nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp.

Tổ chức, triển khai các hình thức thông tin truyền thông để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nâng cao năng suất chất lượng; Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu chuẩn về năng suất để phục vụ doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu liên quan khác; Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng quốc gia.

Thứ ba, triển khai hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

Hỗ trợ, hướng dẫn, vận động doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50001, ISO/IEC 17025, BRC, GMP, HACCP, VietGAP, 5S, Kaizen,…), đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố; Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng: Tổ chức, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định. Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên năng suất chất lượng cho các sở, ngành thành phố, các doanh nghiệp. Mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

Thứ năm, tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, hỗ trợ áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, thiết lập nền tảng tiêu chuẩn hóa cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; Nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để được công nhận, thừa nhận ở khu vực và quốc tế; Đầu tư, tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng, an toàn và sinh thái của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực; Đẩy mạnh cơ chế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp ở các cấp độ.

Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng suất chất lượng: Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường hợp tác, thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Dự án của Tổ chức Năng suất Châu Á.

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 867

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)