Thứ tư, 02/12/2020 13:53 GMT+7

Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và định hướng hoạt động đến năm 2030 thực hiện kế hoạch hành động Lima và Diễn dàn doanh nghiệp của mạng lưới các khu sinh quyển thế giới của Việt Nam

Ngày 03/12/2020 tại Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, UBQG Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) phối hợp với 02 Ban Quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển (DTSQ) Rừng ngập mặn Cần Giờ và Rừng phòng hộ Cần Giờ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và định hướng hoạt động đến năm 2030 thực hiện kế hoạch hành động Lima và Diễn dàn doanh nghiệp của mạng lưới các khu sinh quyển thế giới của Việt Nam.


Các đại biểu đoàn Chủ tịch Hội nghị

 

Việt Nam là thành viên của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình MAB sẽ đóng góp tích cực vào các hoạt động này và sẽ sẵn sàng chia sẻ cùng các đồng nghiệp trên khắp thế giới. Việt Nam đã được công nhận 9 khu DTSQ và hiện đang đệ trình 2 hồ sơ đề cử Khu DTSQ Núi Chúa (Ninh Thuận) và Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) sẽ được xét duyệt vào năm 2021. Các khu DTSQ của Việt Nam sẽ đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước và những cố gắng của nhân loại trước mắt cũng như lâu dài. 

Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ có cơ hội được nhận thức rõ hơn về tính thống nhất liên quan mật thiết với nhau của môi trường chúng ta đang sống; kết nối với Mạng lưới các khu DTSQ thế giới của Việt Nam và khu vực; chia sẻ sự phong phú của môi trường sống không chỉ ở môi trường tự nhiên nguyên sơ mà còn về văn hóa, lịch sử và truyền thống- đây là một kho báu để bảo tồn trong tương lai cho các thế hệ.

Tham dự Hội nghị có ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban BQL Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An; Ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, Phó Trưởng ban BQL Khu DTSQ Cần Giờ; đại diện UBQG UNESCO của Việt Nam; đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội; đại diện Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ và Lãnh đạo các sở ban ngành của Tp Hồ Chí Minh; GS. Nguyễn Hoàng Trí Chủ tịch Chương trình MAB Việt Nam; đại diện 09 khu DTSQ thế giới tại Việt Nam; đại diện 2 khu DTSQ đề cử (Khu DTSQ đề cử Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận và Khu DTSQ Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai) và các doanh nghiệp quan tâm tới lĩnh vực sinh quyển cùng đông đảo các nhà khoa học.


Đánh giá các hoạt động năm 2020:

- Trong năm 2020, nổi bật nhất của MAB Việt Nam là sự kế thừa và tiếp tục thực hiện Kế hoạch Hành động LIMA 2016 - 2025 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và triển khai; thể hiện vai trò Chủ tịch Hội đồng Điều phối MAB (ICC MAB) và được UNESCO đánh giá cao hoạt động của Chương trình MAB Việt Nam, cũng như hoạt động của các Khu DTSQ thế giới tại Việt Nam.          

- Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia UNESCO và MAB Việt Nam tiếp tục hỗ trợ cho các khu DTSQ thế giới ở Việt Nam. Đến nay, toàn bộ 09 Khu DTSQ đều có nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia nghiên cứu về các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội như du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa, xây dựng nhãn sinh thái, mô hình sinh kế bền vững cho người dân,... góp phần vào phát triển bền vững cho địa phương. Các nhà khoa học trong lĩnh vực tự nhiên đã phối hợp liên ngành với các nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội, văn hóa, dân tộc, du lịch,... để tìm ra những mô hình phát triển bền vững. Trong năm 2020, dự kiến có 05 nhiệm vụ cấp quốc gia được triển khai thực hiện tại các Khu DTSQ thế giới tại Việt Nam.

- Các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ Ban quản lý/Ban điều phối khu sinh quyển thế giới, các bên liên quan và người dân thực hiện các hoạt động/nhiệm vụ bảo tồn và phát triển.

- Nghiên cứu khoa học được triển khai mạnh tại các khu sinh quyển thế giới. 15 đề tài cấp nhà nước, nhiều đề tài cấp địa phương và các dự án quốc tế đã và đang được thực hiện tại các khu sinh quyển thế giới. Nội dung nghiên cứu đa dạng sinh học như nghiên cứu loài sinh vật, đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa - lịch sử, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển sinh kế, nghiên cứu phát triển du lịch, nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tàng thiên nhiên, đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái, hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhãn sinh thái, xác định bể chứa cacbon hữu cơ trong đất...

- Truyền thông giáo dục môi trường và quảng bá khu DSTQ là những hoạt động phổ biến trong báo cáo của các khu sinh quyển thế giới. Khu sinh quyển thế giới Cần Giờ hoàn thành báo cáo đánh giá 10 năm lần thứ 2; Khu sinh quyển thế giới Đồng Nai triển khai các hoạt động thuộc đề án “Bảo tồn và phát triển Khu DTSQ giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030”, tổ chức đa dạng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức môi trường, chuẩn bị đánh giá định kỳ 10 năm Khu DTSQ; Khu DTSQ Cát Bà tổ chức cuộc thi sản phẩm sáng tạo từ nhựa; tổ chức tập huấn, tuyên truyền về phân loại rác, làm chất tẩy rửa hữu cơ, sản phẩm tái chế từ nhựa…; Khu DTSQ Kiên Giang triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN trong khu DTSQ trên nhiều lĩnh vực: Bảo tồn nguồn gen, nguồn lợi thủy sản, sinh kế bền vững, đa dạng sinh học, du lịch,...

Kế hoạch Hành động Lima được coi là phương hướng chung, định hướng hoạt động cho toàn bộ mạng lưới các khu DTSQ thế giới của Việt Nam; Hầu hết các hoạt động trong năm 2020 của các khu sinh quyển thế giới của Việt Nam đã được triển khai và đang tiến hành đúng hướng, các khu sinh quyển thế giới đang tiếp tục duy trì các hoạt động này trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch Hành động Lima; Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất cho tất cả các khu sinh quyển thế giới là sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ từ các UBND tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý, đây là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công của các khu sinh quyển thế giới.


Phương hướng hoạt động năm 2021 thực hiện Kế hoạch hành động Lima và những năm tiếp theo:

- Năm 2021, MAB Việt Nam và các Khu DTSQ tiếp tục thực hiện kế hoạch của Việt Nam nhằm triển khai 04 mục tiêu chiến lược và 05 lĩnh vực hành động của Chiến lược MAB đến 2025 và kế hoạch hành động Lima.

- Với vị thế là thành viên ICC, MAB Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế với các Ủy ban MAB của các quốc gia và hoạt động hợp tác giữa các Khu DTSQ của Việt Nam và Khu DTSQ trên thế giới trong mạng lưới MAB; đẩy mạnh hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh hoạt và phát triển bền vững.

- Triển khai việc thực hiện Kế hoạch hành động LIMA tại các khu Dự trữ sinh quyển Việt Nam trong hợp tác quốc tế và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động LIMA tại một số khu DTSQ; quảng bá những bài học thành công của các khu DTSQ Việt Nam trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động LIMA.

Trong giai đoạn tới, các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai theo các chủ đề sau: Doanh nghiệp Xã hội, Khoa học mở, Sức khỏe hệ sinh thái, quản trị (Governance), giáo dục vì phát triển bền vững, di sản và hệ thống di sản, hiến chương Trái đất và Công dân Sinh thái. Các đề tài nghiên cứu sẽ là chìa khóa cho hoạt động của các khu DTSQ trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững của đất nước.



Các đại biểu tham gia hội nghị

 

Bộ KH&CN với vai trò là Trưởng tiểu ban Khoa học Tự nhiên sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Chương trình Con người và Sinh quyển cũng như các Khu DTSQ ở Việt Nam thực hiện các chiến lược và chương trình hành động của MAB, hướng tới thực hiện và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 2039

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)