Tham dự Cuộc thi có: ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia; ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN, Cùng hơn 200 đại biểu, ban ngành liên quan và thành viên Cuộc thi.
PGS.TS. Phạm Xuân Đà phát biểu tại Cuộc thi
PGS. TS. Phạm Xuân Đà - Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết Cuộc thi nhận được tổng số 2.222 sản phẩm và ý tưởng đăng ký tham gia dự thi trực tiếp tại Cổng thông tin Ý tưởng sáng tạo TP.HCM và gửi hồ sơ qua bưu điện. Có tổng cộng 121 đơn vị và cơ sở đoàn gửi tham gia dự thi phần ý tưởng sáng tạo và các tỉnh thành trong cả nước tham gia phần thi sản phẩm sáng tạo ở cả ba miền đất nước, đặc biệt là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Định và Cà Mau. Ông Phạm Xuân Đà cũng cho rằng, thời gian qua hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực an toàn giao thông qua cuộc thi đã cho thấy phần đông người dân đã có chuyển biến tích cực về ý thức khi tham gia giao thông.
Ban tổ chức đã tiến hành sơ loại và chọn ra 50 ý tưởng và 8 sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vào vòng Chung kết Cuộc thi. Hầu hết các ý tưởng và sản phẩm đều hướng đến sử dụng Big Data và AI nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông cũng như vận dụng những công nghệ này để nâng cao độ an toàn của các thiết bị giao thông trên cả đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Những sản phẩm của các đơn vị dự thi đã đầu tư nhiều tâm huyết, nguồn lực có tính ứng dụng cao, giải quyết được các vấn đề mang tính thời sự trong vấn đề an toàn giao thông hiện nay như tính nồng độ cồn tự động, hỗ trợ tài xế say hay tăng cường tín hiệu đèn giao thông,...
Ông Trần Hữu Minh, Ông Phạm Xuân Đà trao giải Cuộc thi cho hai thí sinh đạt giải nhất cho Ý tưởng sáng tạo và sản phẩm sáng tạo.
Giải nhất phần thi "Ý tưởng sáng tạo" thuộc về đề tài “Vận dụng công nghệ vào an toàn giao thông cổng trường” của tác giả Nguyễn Hoàng Sang (Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, Q.Tân Bình, TP.HCM).
“Phần mềm ứng dụng đo nồng độ cồn trong máu VN-MB hệ thống điều hành Android” của 3 tác giả: Cao Văn Chính, Phạm Nhật Vũ (Hà Nội) và Kim Te Min (TP.HCM) đã giành giải nhất "Sản phẩm sáng tạo”. Ông Cao Văn Chính, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay VN-MB là sản phẩm phần mềm "made in Vietnam". Bên cạnh tính năng cảnh báo tác hại của rượu thông qua kết quả nồng độ cồn, ứng dụng còn cung cấp một thư viện các câu hỏi liên quan đến các mức độ phạt khi người dùng vi phạm các quy định khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, an tổ chức còn trao 4 giải nhì và 8 giải ba cho các tác giả tham gia cuộc thi có những sản phẩm và ý tưởng sáng tạo... từ Đại học Quy Nhơn, Cà Mau....