Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm nguồn gen giống lúa nếp cẩm
Giống lúa nếp Đèo đàng được người Dao trồng nhiều ở Nà Nạ, Xiềng Trang, Bản Lá và Sinh Long của huyện Na Hang, Tuyên Quang là giống lúa nếp đặc sản của địa phương trồng trên nương từ tháng 6 - 7 thu 10 - 11, chống chịu hạn tốt, chiều cao cây trung bình, chống đổ tốt, đẻ nhánh vừa phải, bông to hơn 150 hạt, cây cứng lá khá rộng và dài. Hạt gạo trong hơi bầu và bóng tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm thơm và dẻo rất lâu. Giống này có khả năng kháng bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu tốt.
Giống lúa tẻ Pude là giống lúa địa phương được gieo cấy ở các xã Phình Sáng, Ka Ma, Mường Chung, Mường Mùn, Tỏa Tình và Kênh Phong huyện Tuần Giáo, Điện Biên. Giống lúa Pude được bà con dân tộc trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Giống có khả năng chịu hạn tốt, kháng được bệnh bạc lá, đạo ôn và sâu năn, có khả năng đẻ nhánh trung bình, năng suất có thể đạt 4,5-5,5 tấn /ha. Giống có dạng hạt thon dài, gạo trong không bạc bụng, cơm thơm dẻo, nấu để từ sáng đến tối (10 - 12 tiếng) vẫn còn dẻo, hàm lượng amylose khoảng 16 - 18%.
Tuy nhiên, do phong tục tập quán canh tác, ngƣời dân tự để giống, chuyển giao giống cho nhau, nguồn hạt giống không được làm thuần nên các giống này bị lẫn tạp nhiều và thoái hóa làm mất đi nhiều đặc tính tốt, năng suất, chất lượng không ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh ngày một kém đi, diện tích gieo trồng đang ngày bị thu hẹp lại và có nguy cơ mất dần. Vì thế, yêu cầu phục tráng và làm thuần, rồi phát triển mở rộng các giống lúa này là việc làm rất cần thiết. Để mở rộng ra sản xuất và khai thác nguồn gen đặc sản 4 giống lúa trên, bên cạnh việc phục tráng, công tác hoàn thiện quy trình canh tác phù hợp với điều kiện địa phương là vô cùng quan trọng nhằm phát huy hết tiềm năng và năng suất và chất lượng của các giống.
Từ những lý do đó, nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phan Hữu Tôn thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen 4 giống lúa Đèo Đàng, Pu Đe, Ble Châu và Khẩu Dao cho các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Áp dụng phương pháp phục tráng giống truyền thống kết hợp với chỉ thị phân tử DNA đã phục tráng thành công và sản xuất đƣợc 1240 kg hạt giống lúa siêu nguyên chủng của 04 giống lúa đặc sản địa phương nếp Đèo đàng ở Nahang Tuyên Quang, tẻ Pude ở Tuần Giáo Điện biên, Blechau và Khẩu dao ở Sơn La đạt QCVN01-54 do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 24/06/2011, cung cấp hạt giống lúa chất lượng cao cho sản xuất địa phương, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen lúa quý hiểm, tăng thu nhập cho người dân vùng núi dân tộc ít người.
- Đánh giá giá trị nguồn gen 04 giống này bằng phương pháp truyền thống và chỉ thị phân tử DNA phát hiện có nhiều ƣu điểm quý như cảm ôn, chất lượng tốt, gạo hoàn trong, cơm mềm, ăn đƣợm, hàm lượng amylose thấp từ 18 - 20%, đặc biệt chứa các gen kháng sâu bệnh hữu hiệu. Giống Blechau chứa 2 gen kháng bệnh là Xa4 và Xa7 và gen kháng bệnh đạo ôn là Pi-ta, giống Khẩu dao chứa gen Xa4 và gen Bph10 kháng rầy nâu, giống nếp Đèo đàng chứa gen Xa7 và Pi-ta, giống Pude mang gen kháng Xa4 và Bph10. Các giống chứa các gen tương ứng biểu hiện kháng tốt với 10 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá, 03 chủng nấm đạo ôn, 02 quần thể rầy nâu và chống chịu hạn tốt. Đặc biệt trong đó có 02 giống là nếp Đèo đàng và tẻ Blechau có nhiều đặc tính tốt và có triển vọng cho năng suất khá, thời gian sinh trưởng ngắn và thích ứng rộng.
- Xây dựng 04 quy trình kỹ thuật canh tác về phân bón, mật độ và thời vụ gieo cấy thích hợp cho 04 giống gieo trồng ở cả ruộng nước và trên nương, là quy trình dễ áp dụng cụ thể ở địa phương giúp tăng từ 15-20% năng suất giúp mở rộng diện tích tại địa phương.
- Xây dựng mô hình trình diễn 04 giống lúa tại địa phương mỗi mô hình 1,0 ha/ giống/ ruộng và 0,5 ha/giống/nương, năng suất giống Đèo đàng đạt 55,63ta/ha (ruộng), 3,05 tạ/ha (nương), Pu đe đạt 53,34 tạ/ha (ruộng), 3,42 tạ/ha (nương) , Ble châu đạt 57,01 tạ/ha (ruộng), 3,67 tạ/ha (nương), Khẩu dao đạt 53,15 tạ/ha (ruộng) và 2,98 tạ/ha (nương). Tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá giống và tập huấn bà con về quy trình canh tác giúp năng cao trình độ canh tác của đồng bào các tỉnh dự án.
*Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 14251/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.