Thứ tư, 22/08/2018 08:45 GMT+7

Ứng dụng KH&CN là giải pháp trọng tâm trong chiến lược ngành Ngân hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp ngân hàng nâng cao lợi nhuận, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống. Điều này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ đó giúp các ngân hàng trong nước nâng lên một tầm cao mới, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Toàn cảnh Hội thảo.

Khẳng định này được đưa ra tại Hội thảo “Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 21/8/2018, tại Hà Nội.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo tại Việt Nam (Vietnam Innovation NetWork) năm 2018 phục vụ xây dựng Đề án đánh giá tác động và Chiến lược quốc gia về cuộc CMCN 4.0 (diễn ra từ ngày 18 – 24/8/2018).

Tác động CMCN 4.0 tới lĩnh vực ngân hàng

Phát biểu khai mạcH thảo, ông Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, nhận thức được tầm quan trọng, tiềm năng và sự tác động mạnh mẽ của KH&CN đối với hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động của ngành nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0.

Ngày 8/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng được xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong những năm tới.

Các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình. Nổi bật nhất là việc triển khai thực tế các công nghệ số nền tảng như: Điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng, giải pháp mới như xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng... nhằm nâng cao hiệu quả, hoạt động, làm phong phú thêm những trải nghiệm của khách hàng.

"Để xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, định hướng của Chính phủ trong việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vào hoạt động ngân hàng phải kể đến sự đóng góp của những chuyên gia, người làm công tác KH&CN. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia và các nhà khoa học trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm quý báu và đưa ra những đề nghị xác đáng về việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu KH&CNvào hoạt động ngân hàng". Ông Nguyễn Kim Anh khẳng định.

Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân Hàng Nhà nước, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Fintech Ngân Hàng Nhà nước cho rằng, CMCN 4.0 đã làm thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, quản trị các ngân hàng theo xu hướng ngân hàng số; thay đổi hoàn toàn kênh phân phối theo hướng số hóa, đa kênh đồng nhất (Omni – cahanel), đòi hỏi tái thiết kế các sản phẩm dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm.

Không thể bỏ qua ứng dụng KH&CN

 

Ông Đinh Bá Tiến, thành viên HĐQT Công ty VietUnion (Payoo).
 

Nhằm đón đầu xu hướng phát triển của CMCN 4.0, thời gian qua, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình. Nổi bật nhất là việc triển khai thực tế các công nghệ số nền tảng như: Điện toán đám mây, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng, giải pháp như xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (open API)... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, làm phong phú thêm những trải nghiệm của khách hàng.

Các ngân hàng Việt Nam đang có sự đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm corebank (công nghệ phần mềm lõi) thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất.

Bên cạnh sự xuất hiện và ứng dụng các công nghệ số trong hoạt động ngân hàng thông qua xu hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam là sự phát triển, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước với sự góp mặt của các doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) phát triển dựa trên thành tựu của KH&CN nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số. Xu hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi, cộng hưởng sức mạnh giữa Ngân hàng - Fintech đang là xu hướng phát triển chủ đạo tại thị trường tài chính, ngân hàng Việt Nam hiện nay.
 

Ông Trần Trí Mạnh, Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam – VNPAY.
 

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, tác động của CMCN 4.0  khiến các hạ tầng thị trường tài chính; trong đó có hệ thống thanh toán cần phải thay đổi để thích ứng. Nguồn lực ngành ngân hàng – tài chính phải thay đổi theo hướng tinh gọn, có kỹ năng số và tinh thông nghiệp vụ. Tuy nhiên, những tác động của CMCN 4.0 tới ngành ngân hàng khiến rủi ro an ninh mạng trong lĩnh vực này trở lên lớn và thường trực hơn, do sự kết nối mở, liên tục, đa chiều, phức tạp.

Đặc biệt, Hội thảo đã tập trung thảo luận việc phát triển và ứng dụng các thành tựu KH&CN trong lĩnh vực ngân hàng. Những xu hướng công nghệ, giải pháp đột phá đang được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán quan tâm và phát triển để ứng dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ khách hàng. Phương thức tiếp cận những thành tựu CMCN 4.0 để triển khai, ứng dụng thực tế đối với hoạt động ngân hàng. Những khó khăn, thách thức gặp phải trong quá trình triển khai ứng dụng các thành tựu KH&CN trong hoạt động ngân hàng như an ninh, bảo mật, bí mật thông tin khách hàng, quản trị rủi ro...

 

 

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Lượt xem: 5403

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)