Thứ năm, 19/07/2018 16:45 GMT+7

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gà chuyên thịt cao sản tại Việt Nam

Nghiên cứu chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta từ năm 1970 đến năm 1995 đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, nhƣng sau đó chủ yếu tập trung đầu tư phát triển một số giống gà nội và gà lông màu nhập nội còn các giống gà công nghiệp thì ít được đầu tư nghiên cứu và phát triển kịp với nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của xã hội.

Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, nước ta tiếp tục tăng trưởng về số lượng đàn gà từ 3,5% đến 4,5%/năm và tăng sản lượng thịt gia cầm 8% đến 10%/năm, trong đó gà công nghiệp chiếm khoảng 33%. Để đạt được mục tiêu trên cần có nhiều giải pháp trong đó công tác giống là quan trọng.

Đồng thời với việc nghiên cứu chọn tạo các dòng, cần phải xác định mức độ thuần nhất của các dòng, nghiên cứu đánh giá ưu thế lai để khai thác tối đa gà bố mẹ và thương phẩm. Hơn nữa khi đã chọn tạo được các dòng mới, muốn phát huy được tiềm năng di truyền khi chuyển giao vào sản xuất, cần phải tiến hành nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất thịt như dinh dưỡng (protein, axit amin) và thú y phòng trị bệnh đặc biệt viêm khớp nặng do vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus) gây ra cho gà chuyên thịt nuôi trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam. Từ đó, xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh phù hợp. Với những lý do đó, Cơ quan chủ quản Viện Chăn nuôi cùng phối hợp với chủ nhiệm đề tài TS. Lê Thị Nga cùng thực hiện đề tài Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gà chuyên thịt cao sản tại Việt Nam”.

Qua thời gian nghiên cứu, đề tài đã Chọn tạo được 4 dòng gà cấp ông bà chuyên thịt RTP từ giống gà nhập nội (Ross 308) qua 4 thế hệ.

+ Gà RTP1 được chọn lọc định hướng về khối lượng cơ thể lúc 4 tuần tuổi. Đàn trước chọn lọc có khối lượng cơ thể gà trống là 1.355,67g, gà mái là 1.160,93g đều cao hơn thế hệ xuất phát: gà trống: 340,24g, mái 192,62g. Đàn sau chọn lọc với tỷ lệ chọn lọc gà trống là 23,53%, Gà mái 60,35%, hệ số di truyền gà trống là 0,237, gà mái là 0,247. Năng suất trứng chọn lọc bình ổn, năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 105,21 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 4,71 kg. Tỷ lệ phôi 92,60% và tỷ lệ nở/tổng trứng: 79,91%.

+ Gà RTP2 được chọn lọc định hướng về khối lượng cơ thể lúc 4 tuần tuổi. Đàn trước chọn lọc có khối lượng cơ thể gà trống là 1.318,85g, gà mái là 1.116,17g đều cao hơn thế hệ xuất phát: gà trống: 340,81g, mái 191,55g. Đàn sau chọn lọc với tỷ lệ chọn lọc gà trống là 23,05%, gà mái 58,84%, hệ số di truyền gà trống là 0,306, gà mái là 0,317. Năng suất trứng chọn lọc bình ổn, năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 110,65 quả (bằng 98% của Hãng). Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 4,49 kg. Tỷ lệ phôi 92,55 - 92,67% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp 79,75 - 79,91%.

+ Gà RTP3 được chọn lọc theo năng suất trứng, 12 tuần đẻ đàn trước chọn lọc có năng suất trứng/mái đạt 44,78 quả, với hệ số biến dị 22,33%. Đàn sau chọn lọc có năng suất trứng/mái là 50,76 quả, hệ số biến dị giảm còn 11,33%. Tỷ lệ chọn lọc: 62,96%, hệ số di truyền: 0,130. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 141,26 quả, cao hơn thế hệ xuất phát 10,22 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 3,57 kg. Tỷ lệ phôi 94,30 - 94,65% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 81,33 - 81,76%. Khối lượng cơ thể lúc 4 tuần tuổi cũng được chọn lọc bình ổn gà trống là 1.200,51g và gà mái: 1.014,04g. + Gà RTP4 được chọn lọc theo năng suất trứng, 12 tuần đẻ đàn trước chọn lọc có năng suất trứng/mái là 50,99 quả, với hệ số biến dị 21,77%. Đàn sau chọn lọc có năng suất trứng/mái là 58,54 quả, hệ số biến dị giảm còn 7,55%. Tỷ lệ chọn lọc: 59,37%, hệ số di truyền: 0,141. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 167,83 quả (bằng 98% của Hãng), cao hơn thế hệ xuất phát 17,74 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 2,98 kg. Tỷ lệ phôi 94,30 - 94,65% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 81,33 - 81,76%. Đồng thời khối lượng cơ thể, lúc 4 tuần tuổi chọn lọc bình ổn gà trống là 1.142,75g và gà mái: 960,27g.

2. Gà chuyên thịt RTP34 bố mẹ có khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi gà trống: 3616,00g, gà mái: 2899,67g. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 170,16 quả (đạt 94,53% so với Hãng), ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là 12,26%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 2,97 kg, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -11,29%. Tỷ lệ phôi: 95,94%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 83,65%. Số gà con loại I/mái 133,09 con. Đạt so với mục tiêu đề tài.

3. Gà chuyên thịt RTP1234 thƣơng phẩm đến 6 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống 96,89%, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là +1,63%, hệ số đồng đều 87,78%. Khối lượng cơ thể đạt 2.500,78g (đạt 94,30% so với Hãng), ưu thế lai so với trung bình bố mẹ +4,91% và đạt 94,30% so với Hãng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 1,81 kg, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -5,03%. Tỷ lệ thân thịt đạt: 80,93%, tỷ lệ thịt lườn: 20,95%, tỷ lệ thịt đùi: 18,51% và tỷ lệ mỡ bụng: 0,80%. Đạt so với mục tiêu đề tài.

4. Xác định được mức Protein: 22; 21; 19%, mức Lysine: 1,66; 1,42; 1,15% tương ứng với ba giai đoạn nuôi gà chuyên thịt RTP thương phẩm 01 - 10 ngày, 11 - 28 ngày và 29 - 42 ngày tuổi cho một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao nhất.

5. Xác định được gà chuyên thịt sinh sản có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus ở tất cả các giai đoạn tuổi, tỷ lệ nhiễm từ 0,61 - 1,36% trong toàn đàn và cao nhất là ở giai đoạn gà hậu bị. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sưng khớp gối, sưng bàn chân dẫn đến gà bị què hoặc đi lại khó khăn, giai đoạn gà con thường bị viêm rốn, lòng đỏ không tiêu. Áp dụng kết quả kháng sinh đồ trong phòng trị bệnh cho tỷ lệ khỏi bệnh sau khi sử dụng Doxycycline và Ciprofloxacin đạt 83,33% ở giai đoạn gà con. Doxycycline và Gentamicine đạt 70-80% ở giai đoạn gà hậu bị, sinh sản. 25

6. Đã xây dựng được 01 quy trình chăn nuôi, 01 quy trình thú y cho gà RTP chuyên thịt sinh sản và thương phẩm. 01 quy trình chọn giống gà RTP chuyên thịt và 01 tiêu chuẩn cơ sở giống gà RTP chuyên thịt.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 12973/2016) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 6021

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)