Thứ tư, 18/07/2018 16:34 GMT+7

Nghiên cứu kỹ thuật mô hình, mô phỏng dầu khí phù hợp với dạng đá móng granit nứt nẻ và áp dụng cho mỏ Bạch hổ

Thân dầu trong đá móng granit nứt nẻ ở Việt Nam mang tính đặc thù cao thuộc đối tượng dầu khí phi truyền thống trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới nhưng đóng góp phần lớn sản lượng khai thác dầu khí ở nước ta. Việc có các mô hình mô phỏng khai thác có khả năng dự báo đủ tin cậy cho các đối tượng này quan trọng không chỉ cho việc thiết kế khai thác hiệu quả và quản lý các mỏ mà là công cụ hoạch định kinh tế quốc gia một cách phù hợp. Tuy nhiên, cho tới nay thực tế khai thác dầu khí ở Việt Nam cho thấy phần lớn mô hình mô phỏng khai thác mỏ dầu (mô hình động) khí đối tượng móng granit nứt nẻ, mặc dù được xây dựng công phu và cho kết quả tái lặp lịch sử tốt, nhưng sau một thời gian sử dụng vẫn cho những kết quả dự báo sai lệch khá nhiều với thực tế.

 

Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật mô hình, mô phỏng dầu khí phù hợp với dạng đá móng granit nứt nẻ và áp dụng cho mỏ Bạch hổ” được đặt ra với định hướng  để cải thiện tình trạng nói trên. Do cơ quan chủ quản Viện Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng chủ nhiệm đề tài TS Phan Ngọc Trung thực hiện. Với những quy trình và cách xây dựng mô hình hóa thông thường (với thân dầu trầm tích lục nguyên) áp dụng tỏ ra không phù hợp với đối tượng móng granit nứt nẻ của chúng ta. Vì vậy, cần thiết phải đặt lại vấn đề nghiên cứu cải tiến quy trình và phương pháp xây dựng, hiệu chỉnh mô hình mô phỏng mỏ dầu khí cho đối tượng móng nứt nẻ.

Đề tài đã đạt được các kết quả nghiên cứu chính như sau:

- Về nghiên cứu ci tiến kthuật tích hợp dliệu tĩnh trong xác định phân bố thm cho mô hình mô phỏng: Trên cơ sở nghiên cứu bản chất, phân tích ưu nhược điểm của các kỹ thuật tích hợp dữ liệu tĩnh khác nhau hiện đang được sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới, Đề tài đã: i) đề xuất kỹ thuật sử dụng kết hợp các thông tin cấu trúc, thuộc tính địa chấn và thông số địa cơ học để xác định phân bố thấm cho mô hình; ii) tự phát triển chương trình máy tính để thử nghiệm cho đối tượng móng granit nứt nẻ chứa dầu mỏ Bạch Hổ cho kết quả tính toán khá sát với số liệu đo đạc. Bên cạnh đó Đề tài cũng đề xuất sử dụng thuật toán Fuzzy lô gic để lựa chọn, giảm số lượng thông số đầu vào.

- Về nghiên cứu ci tiến kthuật tích hợp dliệu động: Trong điều kiện mà nhiều thông số mô hình mô phỏng cho đối tượng móng nứt nẻ khó xác định và có khoảng biến đổi rộng hơn đối tượng mỏ truyền thống, cần thiết phải nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật tích hợp dữ liệu động với sự trợ giúp của máy tính (Computer – Assisted History Matching).

Xét đặc thù của đối tượng đá móng granit nứt nẻ, Đề tài đã tiến hành nghiên cứu phương pháp và phát triển phần mềm tích hợp dữ liệu động để hiệu chỉnh 3 dạng thông số: i) Phân bố thấm chứa; ii) Đường cong thấm pha; iii) Đặc tính nén đá vỉa và thông số nguồn nuôi.

Các thuật toán phân tích tối ưu thông dụng và mạnh đã được nghiên cứu đưa vào các phần mềm xây dựng để người sử dụng có nhiều lựa chọn thay đổi kịp thời trong quá trình thực hiện hiệu chỉnh tự động. Đặc biệt là các kỹ thuật giảm biến và tham số hóa đã được. Đề tài phát triển góp phần làm thuật toán tối ưu có khả năng thực hiện thành công cho các đối tượng móng nứt nẻ lớn với máy tính PC thông thường. Các phần mềm đã được thử nghiệm thành công trong hiệu chỉnh mô hình mô phỏng khai thác móng Bạch Hổ.

- Về nghiên cứu ci tiến phương pháp mô hình mô phỏng dòng chảy: Từ nghiên cứu bản chất của các phương pháp mô hình, kết quả khảo sát thực địa tại các điểm lộ móng granit nứt nẻ ở Vũng Tàu và Côn Đảo và liên hệ với đặc trong môi trường đá móng nứt nẻ chứa dầu, Đề tài kết luận rằng cả hai dạng phương pháp mô hình 1 độ rỗng và mô hình 2 độ rỗng áp dụng cho móng nứt nẻ đều có những tồn tại cần phải nghiên cứu hoàn thiện.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 12557/2016) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 4544

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)