Nhằm nghiên cứu tuyển chọn bộ giống và các yếu tố kỹ thuật trong các khâu công nghệ sản xuất cây: cà chua, dưa chuột, dưa thơm trong điều kiện nhà lưới, nhà màn, tưới nhỏ giọt cho các tỉnh phía Bắc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu nội tiêu và chế biến xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc, nhóm nghiên cứu do TS. Đoàn Xuân Cảnh, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc”.
Sau một thời gian triển khai, đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc, cụ thể như sau:
1. Đề tài đã điều tra tình hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại một số Doanh nghiệp: Mộc Châu, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà lạt trong giai đoạn 2008-2012. Kết quả đã xác định được một số yếu tố công nghệ cao sản xuất rau, quả ở Việt Nam.
- Công nghệ nhà sản xuất ứng dụng CNC hiện đại, nhập trọn gói của các nước tiên tiến hoạt động chưa có hiệu quả ở Việt Nam. Công nghệ nhà sản xuất do dân tự làm, giá rẻ và công nghệ nhà cải tiến với công nghệ phù hợp, giá đầu từ 200- 600 nghìn đồng/m2 đang được ứng dụng có hiệu quả.
- Công nghệ cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cải tiến, tự động hoặc bán tự động.
- Công nghệ sinh học: Chọn giống cây trồng (cây dưa chuột, cà chua, dưa thơm) là giống lai thích hợp trồng trong điều kiện nhà lưới ứng dụng công nghệ cao nhập ngoại.
- Công nghệ trồng cây trên giá thể không đất với hỗn hợp giá thể thông dụng (bột xơ dừa, vỏ lạc, bã men bia...)
- Công nghệ quản lý cây trồng: ứng dụng luân canh cây trồng trong nhà lưới phù hợp, giảm thiểu sâu, bệnh hại.
2. Đề tài nghiên cứu tuyển chọn bộ giống rau: cà chua, dưa chuột, dưa thơm thích hợp trồng trong khu công nghệ cao tại các tỉnh phía Bắc.
Đã xây dựng tiêu chí, yêu cầu cơ bản cho một giống cà chua, dưa chuột, dưa thơm trồng trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc.
Đã tuyển chọn được một số giống rau: cà chua, dưa chuột, dưa thơm nhập ngoại thích hợp trồng trong nhà lưới ở các tỉnh phía Bắc như:
Giống cà chua loại quả nhỏ, được 2 giống: giống Kim Ngọc và Ái Châu có nguồn gốc Đài Loan. Năng suất đạt >50 tấn/ha, khi chín quả có độ Brix đạt >8%, chất lượng đáp ứng được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Giống cà chua quả to, được 2 giống: Gafnit 36360 và Tga-vot 40224, nguồn gốc Israel. Năng suất đạt >150 tấn/ha, khi quả chín độ Brix đạt >4,5%, chất lượng đáp ứng được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Giống dưa chuột, được 3 giống: Hazera 55003, Tomax và Romy, nguồn gốc Israel và Hà Lan. Năng suất đạt 90-100 tấn/ha, khi chín quả có độ Brix đạt >9%, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Giống dưa thơm, được 4 giống: Melon- Jouny và Melon-Gold coats, Kim Hoàng Hậu, Cô Nương. Năng suất đạt >40 tấn/ha, khi chín quả có độ Brix đạt >10,0%, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiệu thụ trong nước và xuất khẩu.
3. Đề tài đã xây dựng thành công 3 quy trình công nghệ được công nhận là tiến bộ kỹ thuật:
Quy trình công nghệ sản xuất cà chua ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt > 150 tấn/ha (loại quả to), > 50 tấn/ha loại quả nhỏ, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Quy trình công nghệ sản xuất dưa chuột ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt > 90 tấn/ha, chất lượng chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Quy trình công nghệ sản xuất dưa thơm ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt > 40 tấn/ha, chất lượng chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
4. Đề tài đã xây dựng được 6 mô hình sản xuất ứng dụng quy trình kỹ thuật cho mỗi loại cây rau: cà chua, dưa chuột và dưa thơm tại 3 điểm: Hải Phòng, Hải Dương và Lạng Sơn.
Mô hình cà chua 2,15 ha (Lạng Sơn 1000 m2, Hải Dương 500 m2 và Hải Phòng 2,0 ha). Mô hình cho thu nhập trung bình 750-900 triệu đồng/ha, lãi thuần 40-45%.
Mô hình dưa chuột, quy mô 2,1 ha (Lạng Sơn 1500 m2, Hải Dương 500 m2 và Hải Phòng 2,0 ha). Mô hình cho thu nhập trung bình 850-900 triệu đồng/ha, lãi thuần 40-45%.
Mô hình dưa thơm, quy mô 2,5 ha (Lạng Sơn 3000 m2, Hải Dương 2000 m2 và Hải Phòng 2,0 ha). Mô hình cho thu nhập trung bình 750-800 triệu đồng/ha, lãi thuần 45-50%.
Mô hình được cơ sở đánh giá cao và tiếp nhận, ứng dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất cây rau của cơ sở trong những năm tiếp theo.
Từ các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đề nghị cho phép được chuyển giao, ứng dụng để phục vụ sản xuất.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13104-2016) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia./.