Khai mạc Phiên họp lần thứ 3 của Ủy ban công tác liên Bộ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Bộ Liên bang về Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức

Thứ hai, 12/10/2009 09:33 GMT+7
Ngày 09/10/2009, tại Hà Nội đã khai mạc Phiên họp lần thứ 3 của Ủy ban công tác liên Bộ giữa Bộ KH&CN Việt Nam với Bộ Liên bang về Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến và Vụ trưởng Vụ hợp tác với ASEAN Christian...
Mục đích chính của phiên họp lần này là nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được từ phiên họp lần thứ 2 tại Berlin vào tháng 4/2008 và đề ra những nội dung hợp tác cơ bản giữa Việt Nam với CHLB Đức trong thời gian tới.

Tại phiên họp, ông Christian Stienen đã đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là vấn đề xử lý môi trường nước tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Những năm qua, sự hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam và CHLB Đức đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, cùng giải quyết những vấn đề như: Nghiên cứu phát triển bền vững; Công nghệ sinh học; Quản lý nghiên cứu sinh học; Công nghệ thông tin và truyền thông; Biến đổi khí hậu… Trong đó, công nghệ xử lý nước và môi trường là lĩnh vực có quy mô hợp tác song phương lớn nhất giữa hai nước Việt Nam và CHLB Đức. Tính đến nay, CHLB Đức đã đầu tư gần 23 triệu Euro vào lĩnh vực này tại Việt Nam. Một số dự án nghiên cứu đã mang lại kết quả cao như: Dự án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin liên quan đến nước để phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (WISDOM); Dự án quản lý tài nguyên nước ở các tỉnh Lâm Đồng, Cần Thơ và Nam Định (IWRM); Dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ hóa học và sinh học tiên tiến để xử lý tồn dư chất độc hóa học làm sạch và bảo vệ môi trường... Trong khuôn khổ hợp tác, CHLB Đức cũng đã dành nhiều suất học bổng đào tạo chuyên gia sau đại học gắn liền với các dự án cho Việt Nam.

Tại phiên họp này, Việt Nam đã đề xuất một số nội dung hợp tác với CHLB Đức như: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường hệ thống giám sát về khí hậu và biến đổi khí hậu, giải pháp KH&CN phục vụ thích ứng với biến đổi khí hậu; Kinh nghiệm chuyển đổi phần mềm nguồn mở trong lĩnh vực hành chính; Sản xuất “Interferon” điều trị ung thư và kháng thể đơn dòng, sản xuất Kit sinh phẩm chuẩn đoán trong lĩnh vực y tế...

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img