Thứ ba, 06/12/2016 15:31 GMT+7

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo chân vịt tàu thủy cho tàu 6000DWT - 7000DWT bằng thép không rỉ chịu ăn mòn nước biển

Năm 2014, nhóm nghiên cứu do KS. Nguyễn Văn Dũng - Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung - Bộ Công Thương đứng đầu đã hoàn thiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo chân vịt tàu thủy cho tàu 6000DWT - 7000DWT bằng thép không rỉ chịu ăn mòn nước biển” với các nội dung chính: nghiên cứu tổng quan về thiết kế, chế tạo chân vịt ở Việt Nam, chân vịt bằng thép không gỉ; nghiên cứu tính toán thiết kế chân vịt thép không gỉ; nghiên cứu công nghệ chế tạo chân vịt thép không gỉ và đánh giá hiệu quả kỹ thuật - kinh tế.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề về công nghệ, đặc biệt là công nghệ đúc chân vịt có đường kính lớn theo phương pháp đúc mẫu cháy, công nghệ chống bám dính đối với đúc thép không rỉ, là hoàn toàn có thể thực hiện được trong nước (tại Xí nghiệp cơ khí Quang Trung - Ninh Bình). Điều này có thể mở ra triển vọng mới cho việc chế tạo chân vịt cho các tầu lớn (bằng tất cả các vật liệu do quy phạm quy định), không cần phải nhập chân vịt của nước ngoài. 

Loại chân vịt được thiết kế, chế tạo và đúc thành công bằng thép không rỉ có các thông số kỹ thuật như sau:
+ Đường kính chân vịt, mm: 3,546
+ Tỷ lệ đường kính củ chân vịt, DH/D: 0,167
+ Tỷ số mặt đĩa Ae/Ao: 05300
+ Số cánh Z: 4
+ Công suất một máy chính, kW: 2647
+ Công suất dẫn đến trục chân vịt, Pd(H), kW: 2464.4
+ Vòng quay chân vịt, n, vòng/phút: 240
+ Độ nghiêng tại đầu mút cánh, E, cm: 0.000
+ Bước tại bán kính 0.60R, P0.60,m: 1,8709
+ Bước tại bán kính 0.70R, P0.70,m: 1,883
+ Chiều rộng cánh tại bán kính 0.25R, b0.25R,cm:84,17
+ Chiều rộng cánh tại bán kính 0.60R, b0.60R,cm:100,2
+ Chiều dày giả định của cánh tại tâm trục chân vịt, t0,cm: 15,846
+ Chiều dày bán kính tại 0.25R, t0.25R,cm:12,37
+ Chiều dày bán kính tại 0.60R, t0.60R,cm: 8,00
+ Chân vịt có D=3546 mm này được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp kiểm tra và đánh giá thông qua kết quả các quá trình kiểm tra, do các cơ quan chuyên môn có tư cách pháp nhân được đăng kiểm công nhận.

Việc làm chủ công nghệ tạo phôi chân vịt bằng thép không rít bằng công nghệ phối liệu, nấu luyện là thành công quan trọng nhất của đề tài. Đây là cách tiếp cận mạnh dạn và sáng tạo, cần được ghi nhận và tiếp tục phát triển. Các công nghệ đúc, gia công hiện đại cần có sự hỗ trợ của công nghệ thiết kế và đầu tư thiết bị công nghệ cao. Điều này không phải đơn vị nào cũng có điều kiện để thực hiện. 

Thành công của việc đúc chân vịt bằng thép không rỉ cho thấy tính đúng đắn trong việc tìm vật liệu thay thế cho các vật liệu chế tạo chân vịt truyền thống khác như đồng, hợp kim đồng, thép, gang) do: Thép không rỉ có giá thành rẻ hơn các loại vật liệu chế tạo chân vịt khác; Không bị ăn mòn và rỉ nhiều trong nước biển, có tuổi thọ cao; Các cơ lý tính (chịu kéo, uốn, xoắn) cao hơn. Các ưu việt này sẽ tạo nên tính cạnh tranh cao hơn cho loại chân vịt này khi tổ chức sản xuất đại trà. Đây không những là thành công về mặt khoa học và công nghệ mà nó còn khẳng định năng lực thiết kế, chế tạo của các chuyên gia trong nước trong việc tạo ra được một loại sản phẩm đặc chủng bằng vật liệu thép không rỉ để thay thế cho các vật liệu truyền thống khác. 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10776) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

 

Nguồn: P.T.T (NASATI)

Lượt xem: 11921

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)