Hội thảo có sự tham dự của Lãnh đạo Văn phòng Chương trình, Vụ Phát triển KH&CN địa phương,... cùng hơn 300 đại biểu đến từ hơn 50 tỉnh/thành phố trong cả nước.
Ông Nguyễn Thế Ích, Chánh Văn phòng Chương trình cho biết, nội dung chính của Hội thảo là giới thiệu các Thông tư liên quan đến Chương trình; phổ biến công tác tài chính, kế toán và các vấn đề thực tế liên quan đến công tác tài chính của Chương trình.
Ông Ích nhấn mạnh, trải qua 15 năm, Chương trình đã triển khai thực hiện 845 dự án tại 62 tỉnh, thành phố. Thông qua Chương trình đã huy động lực lượng cán bộ KH&CN của trên 80 cơ quan KH&CN Trung ương và lực lượng cán bộ KH&CN của các địa phương làm công tác chuyển giao công nghệ. Chương trình đã chuyển giao được 4.761 lượt công nghệ vào sản xuất, đào tạo 11.063 kỹ thuật viên cơ sở, đào tạo ngắn hạn cho trên 1.725 cán bộ quản lý KH&CN ở địa phương, tập huấn cho 236.264 lượt nông dân...
“Từ 845 dự án của Chương trình được thực hiện đã xây dựng được 2.501 mô hình sản xuất. Các mô hình này chính là những mẫu hình về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN có tính đại diện cho địa bàn triển khai, do chính người dân sau khi được tập huấn kỹ thuật trực tiếp thực hiện, từ đó tạo được sức lan tỏa nhân rộng cho các tổ chức và cá nhân khác đầu tư vốn để tổ chức sản xuất nhân rộng kết quả của mô hình”, ông Ích nhấn mạnh.
Ông Chu Thúc Đạt báo cáo tại Hội thảo
Tại Hội thảo, đa số các ý kiến đều cho rằng trong giai đoạn vừa qua, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tốt, từ kết quả này đã nhân rộng đưa vào đời sống góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong giai đoạn tới cần tăng cường công tác quản lý, đầu tư, chuyển giao công nghệ để các dự án đạt hiệu quả cao nhât.
Hội thảo cũng là cơ hội để các địa phương đánh giá những thuận lợi khó khăn khi triển khai các dự án trong thời gian qua, từ đó rút kinh nghiệm và tìm ra phương hướng mới để các dự án đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tới.
Hội thảo đã thu hút hơn 300 đại biểu đến từ 50 tỉnh/thành trong cả nước