Thứ tư, 07/04/2010 13:39 GMT+7

Câu 84 : Một số tổ chức KH&CN là đơn vị chủ quản của các đơn vị trực thuộc và đều là tổ chức KH&CN thuộc đối tượng của Nghị định115, quan hệ giữa tổ chức KH&CN chủ quản (mẹ) với các tổ chức KH&CN trực thuộc (con) như thế nào sau khi được tự chủ?

Trả lời:

Tổ chức KH&CN chủ quản (mẹ) có các đơn vị trực thuộc (con) đều là đối tượng của Nghị định 115 thì trước tiên, các đơn vị trực thuộc (con) làm Đề án chuyển đổi theo quy định của Nghị định số 115 và Thông tư 12 để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tại đơn vị đó. Trong quá trình xây dựng Đề án, đơn vị trực thuộc cần xin ý kiến chỉ đạo của Tổ chức KH&CN chủ quản (mẹ) để sau này Đề án của đơn vị trực thuộc phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức mẹ. Điều này giúp cho việc đảm bảo tính độc lập cao trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc nhưng đồng thời vẫn đảm bảo phát huy, tổng hợp sức mạnh của các đơn vị trực thuộc trong việc tham gia giải quyết các nhiệm vụ KH&CN quan trọng mà tổ chức mẹ là đầu mối tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đề án của các tổ chức con, tổ chức mẹ xây dựng Đề án chung của Tổ chức mẹ.

Quan hệ giữa tổ chức KH&CN chủ quản (mẹ) với các đơn vị trực thuộc (con) sau khi chuyển đổi được quy định trong Đề án chuyển đổi của tổ chức KH&CN chủ quản (mẹ) và các Đề án chuyển đổi của các đơn vị trực thuộc (con), đồng thời được thể hiện trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của cả tổ chức mẹ và tổ chức con. Trong đó cần quy định rõ trước khi Đề án chuyển đổi của cả tổ chức mẹ và tổ chức con được phê duyệt :

- Quyền của Tổ chức mẹ đối với tổ chức con về tổ chức và cán bộ (ví dụ bổ nhiệm Thủ trưởng tổ chức con; sáp nhập, giải thể tổ chức con; chỉ đạo hoạt động khoa học của tổ chức con theo định hướng chung của tổ chức mẹ; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ sử dụng ngân sách nhà nước của tổ chức con phải phù hợp với kế hoạch của tổ chức mẹ…);

- Trách nhiệm giữa tổ chức mẹ với tổ chức con (ví dụ hỗ trợ thủ tục tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, đầu tư phát triển, hỗ trợ pháp lý, sử dụng thương hiệu…)

- Nghĩa vụ tài chính của các tổ chức con đối với tổ chức mẹ (ví dụ trích một phần lợi nhuận của tổ chức con vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của tổ chức mẹ, hỗ trợ quỹ phúc lợi hoặc quỹ dự phòng ổn định thu nhập của tổ chức mẹ, nộp kinh phí thuê thiết bị, tài sản của tổ chức mẹ để sản xuất kinh doanh…)

Lượt xem: 2619

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)