Chủ nhật, 15/05/2016 00:00 GMT+7

Phân bố Anopheles và véc-tơ sốt rét tại một số sinh cảnh rừng hiện nay ở miền Bắc Việt Nam

Mối liên quan giữa rừng - véc-tơ sốt rét (SR) và bệnh SR luôn luôn là một vấn đề lớn. Khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây, các sinh cảnh rừng miền Bắc Việt Nam thay đổi nhiều do nạn khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng hay phá rừng lấy đất canh tác......

Dùng máy soi để nghiên cứu muỗi

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc thay đổi cảnh quan do hoạt động của con người ảnh hưởng đến phân bố véc - tơ và tình hình bệnh tật do các véc - tơ truyền. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường đến phân bố các véc-tơ SR ở miền Nam, miền Trung - Tây Nguyên cũng đã được thực hiện.

Vào năm 2005, Đề tài “Phân bố Anopheles và véc-tơ sốt rét tại một số sinh cảnh rừng hiện nay ở miền Bắc Việt Nam” (do TS. Vũ Đức Chính, thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương làm Chủ nhiệm) đã được tiến hành và đạt được thành công với mục tiêu đánh giá thực trạng phân bố muỗi Anopheles và véc-tơ SR ở một số sinh cảnh rừng đại diện của miền Bắc hiện nay.

Đề tài sau một thời gian thực hiện đúng tiến độ đề ra và đạt được mục tiêu nghiên cứu như đề cương, với một số kết quả nổi bật cũng như mang lại nhiều đóng góp có ý nghĩa, bao gồm: Đánh giá được thực trạng phân bố muỗi Anopheles nói chung và véc-tơ SR nói riêng hiện nay tại một số sinh cảnh rừng đại diện của miền Bắc; Tìm ra mối liên quan giữa phân bố của các véc-tơ SR với các sinh cảnh rừng khác nhau; Cung cấp thông tin để đánh giá nguy cơ lan truyền SR cho rừng sinh cảnh, góp phần lựa chọn và áp dụng các biện pháp phòng chống véc-tơ SR thích hợp cho từng vùng.

Bên cạnh một số kết quả cụ thể về sự phân bố của Anopheles và phân bố véc-tơ SR, Đề tài cũng đem đến một số hiệu quả về kinh tế và xã hội, cụ thể như sau:
* Hiệu quả về kinh tế: Nắm được phân bố véc-tơ SR ở các sinh cảnh rừng khác nhau sẽ góp phần chỉ đạo phòng chống véc-tơ thích hợp, xác định được sinh cảnh có nguy cơ lan truyền SR cao để ưu tiên, vì thế, công tác thực hiện phòng chống véc-tơ sẽ hiệu quả hơn, đồng thời, tiết kiệm được chi phí.
* Hiệu quả về xã hội: Công tác phòng chống véc-tơ SR có hiệu quả sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ SR. Khi nguy cơ SR giảm sẽ đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng, từ đó, chi phí cho chữa bệnh cũng được hạn chế, đồng thời, bảo tồn nguồn nhân lực cho sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Có thể tìm đọc toàn văn đề tài tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (mã số: 6119-2015)

Lượt xem: 1981

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)