Các nội dung nghiên cứu chính bao gồm: Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và phân tích động lực học cho mô hình robot hàn 3 bậc tự do; Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế hệ thống cơ khí và lựa chọn phương pháp dẫn động cho mô hình; Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế hệ thống mạch, cảm biến, thuật toán điều khiển giúp mô hình robot hàn thực hiện hệ phản hồi kín; Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế mạch, thuật toán giúp mô hình robot hiển thị chính xác góc của động cơ; Nghiên cứu lập trình phần mềm điều khiển mô hình robot hàn nhập tọa độ các điểm cần hàn và thực hiện hàn theo điểm bất kỳ; Xây dựng chương trình demo điều khiển cho mô hình robot hàn 3 bậc tự do, kiểm tra các thông số hoạt động; Xây dựng một số bài thực hành mẫu, lập trình demo, hướng dẫn điều khiển để mô hình robot thực hiện các bài tập này.
Trong năm 2012, nhóm nhóm nghiên cứu đã đạt được các kết quả như sau:
- Đưa ra được cơ sở lý luận cho đề tài.
- Đã lựa chọn loại Robot và phương án dẫn động để xây dựng phương trình động học thuận và phương trình động học ngược cho việc xác định vị trí các khâu, khớp, làm chủ quỹ đạo chuyển động của mô hình Robot.
- Phân tích ứng dụng phần mềm 3D trong tính bền chi tiết và cân bằng cho mô hình Robot.
- Tìm hiểu tổng quan về họ vi điều khiển ATmega32 và ứng dụng trong điều khiển động cơ.
- Thiết lế mạch điện tử cho các modul mạch điều khiển động cơ, modul điều khiển bằng nút, modul mạch giao tiếp máy,...
- Lập trình điều khiển mô hình Robot trên phần mềm Code Vision AVR
- Lập trình giao điện điều khiển trực tiếp mô hình Robot trên máy tính bằng phần mềm Visual Basic.net.
- Những nội dung này đã được đưa vào giảng dạy. Qua tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả cho thấy các bài giảng dễ hiểu, có tính trực quan sinh động. Sau khi giảng dạy trên lớp có thể tự lập trình thao tác. Điều này chứng tỏ việc áp dụng vào đào tạo nghệ tạo ra được hiệu quả tích cực, có tính khả thi cao.
Trong năm 2013, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau:
- Hoàn thiện cơ sở lý luận chế tạo mô hình robot hàn 3 bậc tự do;
- Hoàn thiện được kết cấu cơ khí giúp cho mô hình robot vận hành trơn tru vững chắc bằng việc thay ổ đỡ nối giữa đế robot và đĩa xoay từ ô bi cào nhào bằng ổ bi đỡ chặn, thay bộ truyền xích bằng bộ truyền đai năng, ốp vỏ ngoài robot và bàng thao tác gỗ ghép bằng tôn mạ tĩnh điện, tăng cường thêm xilanh khí trợ lực khâu 2 giảm quán tính và giảm giật khi thao tác;
- Hoàn thiện thiết kế hệ thống mạch, cảm biến, thuật toán điều khiển giúp mô hình robot hàn thực hiện hệ phản hồi kín và hiện thị chính xác góc của động cơ bằng việc thay thế vi điều khiển AVR với họ vi điều khiển ATmega32 bằng ATmega128, thay thế toàn bộ mạch điều khiển, khối nhận tín hiệu từ Encoder, thay bộ phận hiển thị là LCD16x2 hiển thị xung và tọa độ, bổ sung điều kiển bằng tay, thay thế tủ điện, mạch có thiết kế thêm 4 modul mở rộng khác;
- Hoàn thiện lập trình phần mềm điều khiển mô hình robot hàn nhập tọa độ các điểm cần hàn và thực hiện hàn theo điểm bất kỳ bằng việc thay thế cảm biến encoder của các động cơ, thiết kế mạch phản hồi kín với thuật toán điều khiển PID;
- Xây dựng một số bài thực hành mẫu, lập trình demo, hướng dẫn điều khiển để mô hình robot thực hiện các bài tập này, nhóm đã nghiên cứu, lập trình lại phần mềm điều khiển với các tính năng mới như cho phép chạy tự động, chạy bằng tay, nhập tọa độ. Phần mềm cho phép lưu tọa độ bất kỳ của mỏ hàn khi điều khiển bằng tay. Phần mềm có các chế độ chạy hàn điểm, hàn đường thẳng và đường tròn. Hiển thị tọa độ góc xoay, xung của các khâu theo thời gian thực (giám sát vị trí góc quay trực tiếp). Cho phép kiểm soát được thời gian dừng và tốc độ của động cơ. Lập trình sẵn các bài thực hành mẫu; Đóng gói được 01 CD bao gồm tất cả các nội dung nghiên cứu và kết quả của đề tài.
Từ các kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề nghị Bộ Công Thương cho phép các trường thuộc hệ thống dạy nghề ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 10777) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.