Thứ năm, 20/10/2016 08:16 GMT+7

Nghiên cứu xây dựng quy trình chế thử chế phẩm oligochitosan cắt mạch bằng bức xạ gamma để ứng dụng phòng bệnh và tăng trọng cho gà

Từ lâu, thịt gà là loại thực phẩm được ưa chuộng trên thế giới. So với thịt lợn và thịt bò thì lượng đạm của thịt gà cao hơn rất nhiều, trong khi lượng mỡ lại thấp hơn. Ngành chăn nuôi gà cũng mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân và...

Chitosan là một trong những dẫn xuất của chitin, được sản xuất chủ yếu từ vỏ tôm, cua, không độc hại với người. Ở nước ta, vỏ tôm, cua là nguồn phế liệu rất dồi dào. Từ các cơ sở chế biến thủy, hải sản, lượng chất thải này rất lớn lên đến 80.000 tấn/năm. Chitosan là chất có khả năng kháng khuẩn cao, có tác dụng điều hòa, kích thích sinh trưởng và là chất kháng sinh thực vật.

Nhiều kết quả nghiên cứu của công nghệ bức xạ đã đưa chitosan vào triển khai trên thực tế sản xuất, nhiều sản phẩm đã được thương mại hóa như Olicide 9DD, Gold rice…Tuy nhiên, nghiên cứu ứng dụng chitosan có KLPTT (oligochitosan) bằng phương pháp cắt mạch bức xạ để bổ sung vào thức ăn gia súc, gia cầm nhằm tăng khả năng đề kháng cho chúng vẫn đang là mới ở nước ta. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi gà ở địa phương trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi và người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, trong thời gian từ năm 2013 - 2014, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu hạt nhân do ThS. Trần Thị Thủy dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình chế thử chế phẩm oligochitosan cắt mạch bằng bức xạ gamma để ứng dụng phòng bệnh và tăng trọng cho gà”.

Một số kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Đã chế tạo được chitosan KLPTT bằng bức xạ gamma. Các đặc trưng của chế phẩm chitosan chiếu xạ KLPTT được kiểm định bằng các phương pháp sắt ký thấu qua gel (GPC), phương pháp phổ hồng ngoại (IR), phổ nhiễu xạ tia X (XRD) và quan sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Chitosan KLPTT được chế tạo theo phương pháp này có triển vọng áp dụng ở quy mô công nghiệp.
- Đã thiết lập được quy trình điều chế các chitosan KLPT khác nhau, đáp ứng nhu cầu làm chất bổ sung cho thức ăn gia cầm.
- Đã xác định chitosan KLPT 45 kDa với hàm lượng 100 ppm sử dụng có hiệu quả cho sự phát triển của gà, 12 tuần tuổi khối lượng gà tăng 6% so với đối chứng, tỷ lệ sống sót là 94,8% trong khi đó đối chứng tỷ lệ sống sót chỉ là 92,6%. Đã đánh giá được hiệu qua bổ sung chế phẩm chitosan KLPTT vào khẩu phần cơ sở của gà, giúp gà sinh trưởng tốt hơn cũng như giảm chi phí thức ăn.
- Đã đánh giá sơ bộ chất lượng thịt gà thử nghiệm, tỷ lệ mỡ bụng của gà thử nghiệm giảm 1,57% so với đối chứng. Đánh giá một số chỉ tiêu huyết học, lượng cholesterol giảm, lượng hồng cầu tăng ở thức ăn gà nuôi bằng thức ăn bổ sung chitosan KLPTT.
- Đã chế tạo được 3 kg chitosan KLPT 40 ÷ 50 kDa, kích thước hạt ≤ 0,2 mm; thiết lập quy trình chiếu xạ chitosan tạo chế phẩm chitosan KLPTT (01); Quy trình sản xuất chế phẩm chitosan chiếu xạ (01).

Các nhà khoa học khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi ứng dụng trên đối tượng vật nuôi có giá trị kinh tế cao khác như lợn, bò và cá. Bên cạnh đó, tiến hành các thủ tục cần thiết để sản phẩm chitosanTM-45 được cấp phép sử dụng làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi gà.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 11191/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
 

Lượt xem: 4344

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)