Ngày 06/8/2016, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia đã tổ chức hội nghị triển khai đánh giá xét chọn đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nafosted; ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc cơ quan điều hành Quỹ Nafosted và hơn 70 nhà khoa học.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại hội nghịTheo đó, lĩnh vực Toán học có 27 đề tài, Khoa học thông tin và máy tính có 36 đề tài, Vật lý có 94 đề tài, Hóa học có 70 đề tài, Khoa học Trái đất và Môi trường có 25 đề tài, Khoa học sự sống- Sinh học Nông nghiệp có 76 đề tài, Khoa học sự sống- Y sinh Dược học có 39 đề tài, Cơ học có 35 đề tài.
Theo ông Đỗ Tiến Dũng, giai đoạn 2011-2015, số lượng đề tài được Nafosted tài trợ hằng năm ổn định ở mức 220-240 đề tài, số lượng công bố trên các tạp chí ISI trung bình 3 bài báo/đề tài; số lượng công bố ISI tăng nhanh giai đoạn đầu, tiệm cận ở mức 700 bài báo/năm... Tuy nhiên, giai đoạn 2016-2020, thay vì chạy theo về số lượng các bài báo trên các tạp chí ISI thì các đề tài cần định hướng công bố trên các tạp chí có ảnh hưởng, chất lượng cao, các tạp chí Q1-Q3, khuyến khích danh mục Q1 (nhóm nghiên cứu mạnh).
Ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc cơ quản điều hành Quỹ Nafosted phát biểu tại hội nghị Tại hội nghị, đa số các nhà khoa học đồng tình quan điểm: không nên chạy theo số lượng các bài báo đăng ISI bởi trên thực tế những người làm khoa học không đánh giá có bao nhiêu bài báo được đăng mà họ quan tâm trong tổng số đó có bao nhiêu phần trăm được đăng tại danh mục Q1.