Thứ tư, 01/04/2015 09:10 GMT+7

Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tri thức

Ngày 31/3/2015, tại Hà Nội, được sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam đến năm 2020” đã phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN và Tập đoàn...

Đây là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng trao đổi với mục đích nhận biết các điều kiện, tìm ra giải pháp phát huy nguồn lực của các doanh nghiệp đưa nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới.


Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Bộ Lĩnh, cùng đại diện các doanh nghiệp, Ban Chủ nhiệm đề tài độc lập cấp nhà nước, một số cơ quan, nhà khoa học, nhà quản lý và giới truyền thông.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết, trong 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm vừa qua chủ yếu dựa vào ba yếu tố: Thứ nhất, thay đổi thể chế từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, tháo gỡ những cơ chế cũ ràng buộc sự phát triển kinh tế xã hội; Thứ hai, dựa vào tài nguyên thiên nhiên; Thứ ba, kỳ vọng vào lao động giá rẻ.


Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu khai mạc Hội thảo

Trong giai đoạn này, hầu hết chúng ta đã nhận thức được vai trò của KH&CN, vai trò của nền kinh tế tri thức để tăng trưởng và phát triển. Đã đến lúc chúng ta không thể tăng trưởng bằng tháo gỡ cơ chế. Trong phát triển nền kinh tế tri thức, Bộ KH&CN đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp, vì thế trong xây dựng cơ chế chính sách, Bộ đã ban hành và đề xuất ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ, đổi mới công nghệ. Bộ luôn lấy doanh nghiệp làm trung tâm, làm trọng tâm của quá trình đổi mới công nghệ quốc gia, là địa chỉ ứng dụng công nghệ quan trọng nhất và mang tính quyết định của nền kinh tế.

“Quan điểm của Bộ KH&CN là luôn luôn hỗ trợ, khuyến khích, cùng với các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ nhập ngoại, sáng tạo ra công nghệ nội địa và tích cực đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới có sự cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập thế giới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Ban Chủ nhiệm Đề tài, phát triển kinh tế tri thức là con đường ngắn nhất, phương thức hữu hiệu nhất để đưa nền kinh tế và xã hội nước ta phát triển nhanh và bền vững nhất tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh, tiến cùng thời đại. Cải cách thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy mọi khả năng sáng tạo, tôn trọng quy luật khách quan, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nắm bắt cơ hội của nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa để đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lồng ghép với phát triển kinh tế tri thức. Đây là mệnh lệnh của cuộc sống, của tương lai đất nước.

Ngoài ra, hội thảo đã nghe tham luận thực trạng doanh nghiệp KH&CN đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và tham luận của một số doanh nghiệp thành công trong việc tận dụng và phát triển tài nguyên tri thức, ứng dụng KH&CN thành công đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Lượt xem: 3303

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)