Mục
đích chính của Hội thảo là nhằm chia sẻ kinh nghiệm ở hai khu vực ASEAN
và EU về cách thức xây dựng các đề xuất dự án nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ để tham gia cạnh tranh thành công trong FP7. Thông
qua Hội thảo, các nhà khoa học của ASEAN có dịp tìm hiểu kỹ hơn về FP7,
cách viết đề xuất dự án nghiên cứu để tham gia chương trình này. Các kinh nghiệm của các nước châu Âu và ASEAN trong việc thúc đẩy cộng đồng khoa học tham gia FP7.
Phát
biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong khẳng định, trong thời
gian qua, hợp tác KH&CN giữa các nước ASEAN và EU không ngừng phát
triển. Riêng trong năm 2008, các nhà khoa học ASEAN đã tham gia vào 138
dự án nghiên cứu. Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu của EU đều là những
mối quan tâm của ASEAN, như năng lượng, biến đổi khí hậu, y tế, môi
trường và các ứng dụng công nghệ khác. Thông qua sự hợp tác tốt đẹp
này, các nhà khoa học ở hai khu vực được làm việc cùng nhau, kết quả
nghiên cứu được chia sẻ, nhân rộng hơn và vì vậy phục vụ tốt hơn cho
lợi ích của xã hội. Điều quan trọng hơn nữa là thông qua việc cùng thực
hiện dự án, cộng đồng KH&CN hai khu vực được kết nối chặt chẽ, đây
là tiền đề vững chắc cho sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn nữa của
ASEAN trong FP7.
Về
phần mình, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EC tại Việt Nam Sean Doyle đánh giá
cao sự hợp tác hiệu quả giữa cộng đồng KH&CN của các nước ASEAN và
EU trong các chương trình Khung của EU. Ông Sean Doyle coi ASEAN nói
chung và Việt Nam nói riêng là một trong những đối tác hàng đầu của EU trong các dự án nghiên cứu thuộc các chương trình Khung.
Chương
trình KH&CN khung lần thứ 7 của EU, giai đoạn 2007 – 2013 (FP7), là
một chương trình nghiên cứu lớn nhất của châu Âu từ trước đến nay với
tổng kinh phí đầu tư gần 54 tỷ euro, trong đó khoảng 32 tỷ euro dành
cho các dự án hợp tác nghiên cứu chung trên 10 lĩnh vực ưu tiên. Chương
trình này khuyến khích sự tham gia của cộng đồng KH&CN các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam
và các nước ASEAN khác. Trong các chương trình khung FP, Việt Nam là
nước thụ hưởng quan trọng thứ 3 ở châu Á với 42 dự án đa phương, có
tổng giá trị 26 triệu Euro. Các chủ đề mà cộng đồng KH&CN Việt Nam
đã tham gia thành công trong các FP của EU là: Nuôi trồng thuỷ sản và
trồng rừng; Phòng chống dịch bệnh; Khoa học đời sống, gen và công nghệ
sinh học cho nông nghiệp; Công nghệ nano; Chất lượng và an toàn lương
thực thực phẩm; Phát triển bền vững; Nghiên cứu hỗ trợ chính sách.
Riêng trong FP6 đã có 50 nhà khoa học Việt Nam tham gia, làm việc với
141 đối tác đến từ 18 quốc gia thành viên EU và số kinh phí mà cộng
đồng KH&CN Việt Nam thụ hưởng là khoảng 3 triệu Euro.