Thứ sáu, 25/12/2015 14:09 GMT+7

Phát triển nhãn sinh thái thành phố Hải Phòng đến năm 2020

Vấn đề môi trường luôn được các doanh nghiệp quan tâm trong mọi hoạt động sản xuất, trong đó nhãn sinh thái được xem là một biện pháp nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất quan tâm đến môi trường bằng việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng...


Nhãn sinh thái là một vấn đề tương đối mới đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN): “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm”. Về hình thức, nhãn sinh thái được thể hiện dưới dạng một bản công bố, hay cụ thể hơn là một biểu tượng, biểu đồ gắn trên sản phẩm hoặc trên bao bì, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc dưới các hình thức khác. Việc hiểu biết và nhận thức đầy đủ về nhãn sinh thái đối với các cơ quan hữu quan của chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ giúp xây dựng và áp dụng một chương trình nhãn sinh thái có hiệu quả.

Tại Việt Nam, vấn đề nhãn sinh thái đã được quan tâm phát triển: Chương trình Nhãn xanh Việt Nam được manh nha từ những năm 2006. Chương trình thực hiện đánh giá khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng theo quan điểm “xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm”. Cho đến nay, chương trình đã xây dựng và công bố tiêu chí dán nhãn sinh thái cho 14 sản phẩm. 53 sản phẩm của 04 công ty (Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam, Công ty P&G, Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang và Văn phòng đại diện Fuji Xerox Asia Pacific Pte Ltd) đã được cấp nhãn. Tuy vậy, tại Hải Phòng, mối quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp về vấn đề nhãn sinh thái còn hạn chế.

Do đó, việc làm tốt công tác tuyên truyền về lợi ích của việc dán nhãn sinh thái cho doanh nghiệp và người tiêu dùng là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp với điều kiện địa lý, môi sinh, đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố cũng như cách thức xây dựng lộ trình, sự phối kết hợp của các ngành có liên quan, nhất là các doanh nghiệp mang tính tính quyết định.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành Thành phố cảng xanh, văn minh hiện đại, việc xây dựng và triển khai đề án “Phát triển nhãn sinh thái thành phố Hải Phòng đến năm 2020” được Hội đồng KH&CN đánh là một nội dung quan trọng, đảm bảo cho kinh tế Hải Phòng phát triển nhanh và bền vững.

Lượt xem: 1996

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)