TCVN 13987:2024 về truy xuất nguồn gốc - yêu cầu về thu thập thông tin trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/GS1 Mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 13987:2024 đưa ra yêu cầu thu thập thông tin trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm thực phẩm đóng gói nhằm đảm bảo việc thu thập thông tin truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính đầy đủ và khả năng thu hồi sản phẩm trên toàn bộ chuỗi cung ứng (không áp dụng cho sản phẩm thực phẩm không đóng gói).
Trong đó, TCVN 13987:2024 nêu rõ về yêu cầu thu thập thông tin tại sự kiện tiêu thụ sản phẩm thực phẩm, các tài liệu thu thập bao gồm:
Thu thập thông tin kiểm tra nhập hàng: Cần kiểm tra giấy phép của nhà cung cấp và giấy chứng nhận kiểm tra hàng xuất hoặc các giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn khác và phải thu thập trung thực tên thực phẩm, quy cách, số lượng, ngày sản xuất hoặc số lô sản xuất, hạn sử dụng, mã truy xuất nguồn gốc, mã vạch sản phẩm, ngày mua và tên của nhà cung cấp, địa chỉ, thông tin liên lạc, và các bằng chứng liên quan.
Thu thập thông tin giao hàng: Thu thập tên, phương thức liên hệ, địa chỉ, tên lái xe, số chứng minh thư, phương thức liên hệ, biển số xe vận chuyển, tên đơn vị nhận hàng, phương thức liên hệ, địa chỉ, thời gian giao hàng, tên, quy cách, số lượng, ngày sản xuất hoặc số lô, mã hàng, mã vạch sản phẩm. Không yêu cầu đại lý bán lẻ thực phẩm thực hiện nội dung này.
Thu thập nhiệt độ ướp lạnh thực phẩm: Cần thu thập nhiệt độ môi trường, nhiệt độ thực phẩm, thời gian, ngày giờ đo nhiệt độ trong quá trình lưu kho và tiêu thụ thực phẩm cần thu thập nhiệt độ môi trường, nhiệt độ sản phẩm, ngày, giờ đo nhiệt độ,... trong quá trình bảo quản và bán thực phẩm lạnh và đông lạnh.
Thu thập sửa chữa, bảo dưỡng, làm sạch thiết bị làm lạnh: Cần thu thập tên của thiết bị làm lạnh và cấp đông, thời gian sửa chữa, vệ sinh và bảo dưỡng, thời gian hiệu chuẩn chỉ thị nhiệt độ và tên của người chịu trách nhiệm.
Thu thập thông tin tiêu thụ: Doanh nghiệp kinh doanh bán buôn thực phẩm nên thiết lập hệ thống thu thập bán thực phẩm, thu thập trung thực các nội dung: tên, quy cách, số lượng, ngày sản xuất hoặc số lô, hạn sử dụng, ngày bán và tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của người mua của thực phẩm bán buôn, đồng thời lưu trữ các tài liệu liên quan.
Đối với thực phẩm có vấn đề/ bất thường: Cần thu thập tên thực phẩm có vấn đề/ bất thường, ngày sản xuất hoặc số lô, thu thập ngừng thực phẩm, thu thập tiêu hủy thực phẩm quá hạn sử dụng, vấn đề/ nguyên nhân bất thường,…
Về thông tin trả hàng: Cần thu thập tên, quy cách, số lượng, thời gian sản xuất hoặc số lô sản xuất của thực phẩm bị trả lại, tên của nhà sản xuất, lý do trả lại, tên của người trả lại, thông tin liên lạc của người trả lại,…
Về thông tin thu hồi: Cần thu thập thông tin tên thực phẩm bị thu hồi, quy cách, ngày sản xuất hoặc số lô, tên nhà sản xuất, lý do thu hồi, phạm vi, tên người liên hệ, và kết quả của xử lý.
Ngoài ra, về thông tin quản lý nhân viên, cần thu thập tên của nhân viên chịu trách nhiệm ở mỗi khâu, phương thức liên hệ, địa chỉ, thông tin ca làm việc;…