Thứ ba, 19/11/2024 09:37 GMT+7

Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể, phục vụ nuôi trồng, chế biến nấm trong mô hình liên kết sản xuất theo chuổi giá trị

Nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất giống nấm dạng dịch thể, nuôi trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm chuyển đổi ngành nghề, tận dụng phế thải nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân vùng núi, vùng ven biển chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển, góp phần ổn định cuộc sống, hướng tới phát triển bền vững, ThS. Lê Mậu Bình cùng nhóm nghiên cứu tại Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị đã thực hiện Dự án: “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể, phục vụ nuôi trồng, chế biến nấm trong mô hình liên kết sản xuất theo chuổi giá trị vùng cát ven biển chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển và miền núi tỉnh Quảng Trị”.
Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm.
 
Sau thời gian triển khai, Dự án đã đạt được các mục tiêu quan trọng, góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng nấm bền vững tại Quảng Trị.
Cụ thể, Dự án đã tổ chức đào tạo 2 kỹ thuật viên sản xuất giống nấm dạng dịch thể, 7 cán bộ kỹ thuật nuôi trồng và sơ chế nấm, cùng 250 lượt người tham gia tập huấn tại các mô hình thuộc 5 huyện. Đồng thời, 15 quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương đã được tiếp nhận và áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với việc chuyển giao công nghệ phù hợp với xu thế và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Dự án đã xây dựng 75 mô hình nuôi trồng nấm tại các huyện như Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hướng Hóa, mỗi mô hình với diện tích lán trại 100 m², trở thành điểm tham quan, học hỏi cho người dân, đồng thời lan tỏa phong trào sản xuất nấm quy mô lớn trong cộng đồng.
Thành công của Dự án đã thay đổi nhận thức của người dân và chính quyền về vai trò của KH&CN trong phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đồng thời góp phần ổn định kinh tế, xã hội và quốc phòng tại địa phương. Đây cũng là tiền đề để nhân rộng mô hình ra các vùng phụ cận, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, tận dụng lợi thế đất đai, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân.
Toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19474/2021) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.
 

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 125

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)