Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển KH,CN&ĐMST trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngày 11/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã triển khai thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU, với mục tiêu tổng quát "đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH,CN&ĐMST phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ kinh tế số". Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai Đề án, cơ bản các mục tiêu đã đạt và dự kiến hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó một số mục tiêu đã vượt chỉ tiêu.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng làm việc tại Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Hoà Bình.
Tính đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình có 457 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ công bố cấp mới cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ trên địa bàn tỉnh, vượt 52,3% mục tiêu đề ra đến năm 2025.
Tỉnh đã triển khai thực hiện 4 dự án đầu tư công ngành KH&CN giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cho trung tâm.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh xét chọn được 20 trí thức KH&CN tiêu biểu. Đẩy mạnh hoạt động ươm tạo, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 25 tổ chức KH&CN, 11 doanh nghiệp KH&CN.
Tuy vậy, thách thức đặt ra đối với tỉnh Hòa Bình là làm sao để duy trì những thành tựu đã đạt được, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Điểm chung về những tồn tại, khó khăn trong hoạt động KH,CN&ĐMST của tỉnh Hòa Bình có thể kể tới như : (1) Nhân lực chuyên trách cho hoạt động KH&CN còn hạn chế, phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; (2) Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm cho KH&CN còn thấp, chưa thể thực hiện được các dự án mang tính đột phá; (3) Tại nhiều huyện, đồng bào dân tộc chiếm đa số, không có điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học, nhận thức của người dân về vai trò của KH,CN&ĐMST vẫn còn nhiều hạn chế; (4) Các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; (5) Tính ứng dụng của một số đề tài chưa cao.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng làm việc tại UBND Huyện Lạc Sơn - Tỉnh Hoà Bình.
Kết quả điều tra, khảo sát là tiền đề để Đề tài thực hiện các đánh giá hiện trạng nghiên cứu và phát triển công nghệ; Đánh giá tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Đánh giá thực trạng mức đầu tư… Qua đó đề xuất các giải pháp KH,CN&ĐMST góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của kinh tế tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.