Thứ hai, 30/10/2023 08:51 GMT+7

Khóa đào tạo về “Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân”

Sự cố bức xạ hạt nhân có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường. Để đảm bảo an toàn và chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, khóa đào tạo về ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình đào tạo cho những người làm việc trong ngành công nghiệp hạt nhân.
Tiếp nối sự thành công của các khóa đào tạo trước, mới đây Trung tâm Đào tạo, Viện Nghiên cứu hạt nhân (NCHN) tổ chức khoá đào tạo FTC (Follow-up Training Course) về “Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân - Nuclear and Radiological Emergency Preparedness” cho các đơn vị liên quan trên cả nước. 
Phát biểu tại buổi khai giảng, ông Nguyễn Kiên Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân đã nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng khóa đào tạo và chào mừng sự tham gia đông đủ của 36 học viên đến từ Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh: Bình Định; Bình Dương; Kon Tum; Trà Vinh; Quảng Ngãi; Khánh Hòa; Kiên Giang; Nhà máy Đạm Phú Mỹ… cùng với các học viên đến từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM; Đại học Bách khoa Hà Nội và cán bộ của Viện NCHN.
Giảng viên của khoá đào tạo gồm 03 chuyên gia đến từ Cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật Bản: Ông Nobuyuki MASAKI là điều phối viên chính của khóa học, Ông Masanao NAKANO và Ông Takehisa OHKURA, cùng 10 giảng viên là các chuyên gia từ các Trung tâm, phòng ban thuộc Viện NCHN, hầu hết đã được đào tạo lớp giảng viên về ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân tại Cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật Bản.
 
Ông Nguyễn Kiên Cường, Phó Viện Trưởng, Viện NCHN phát biểu.
Nobuyuki MASAKI, chuyên gia Nhật Bản phát biểu khai mạc khóa đào tạo.
Kết thúc khóa đào tạo, các học viên đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng và phương pháp về công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Chương trình khóa đào tạo được thiết kế, xây dựng kết hợp song song giữa lý thuyết, thực hành và cùng với đó là việc tổ chức diễn tập theo kịch bản “tai nạn giao thông khi vận chuyển nguồn bức xạ”, kịch bản mà theo học viên nhận định là rất gần với thực tế. Học viên được sắp xếp thảo luận nhóm cùng với sự hướng dẫn của giảng viên để xây dựng kịch bản chi tiết mô phỏng sự cố xảy ra trong thực tế từ đó sẽ phân tích, thảo luận để đưa ra các biện pháp ứng phó một cách thích hợp nhất. 
 
Ông NAKANO Masanao, chuyên gia Nhật Bản giảng dạy lý thuyết.
Học viên sử dụng phần mềm tính toán liều chiếu trong.
Học viên diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân.
Khóa đào tạo đã thành công tốt đẹp và nhận được những phản hồi tích cực từ các giảng viên Nhật Bản và giảng viên Việt Nam cũng như từ các học viên tham gia. Tất cả các học viên đều đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối khóa và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo. Với tinh thần tham gia học tập nghiêm túc và tích cực của học viên cùng với sự giảng dạy nhiệt tình và truyền đạt kinh nghiệm dễ hiểu của đội ngũ giảng viên, lớp học đã diễn ra thực sự sôi nổi và thu được kết quả tốt. Kiến thức cùng với những kỹ năng thu được trong khóa học đã giúp cho các học viên có cái nhìn tổng quan và chi tiết về quá trình ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Không chỉ đối với Viện Nghiên cứu hạt nhân mà cả các Sở Khoa học và Công nghệ, các đơn vị liên quan khác, việc xây dựng một chương trình ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
 
Ông Nobuyuki MASAKI, đại diện của chuyên gia Nhật Bản phát biểu bế giảng khóa đào tạo.
Học viên nhận chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo.
 
 

Nguồn: Viện Nghiên cứu hạt nhân

Lượt xem: 825

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)