Thứ hai, 20/09/2021 14:58 GMT+7

Vai trò của Tập đoàn kinh tế với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

Trong khuôn khổ sự kiện thường niên do chính quyền thành phố Seoul tổ chức “Try Everything 2021” tại Seoul, Hàn Quốc từ ngày 15/9/2021 đến 17/09/2021, Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN (ASA - MOST) chủ trì tổ chức buổi hội thảo online với chủ đề “The missing piece in Vietnam startup ecosystem: Corporate Innovation” Mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam: Đổi mới sáng tạo với Tập đoàn kinh tế, có sự tham gia của các chuyên gia quản lý, quỹ đầu tư, đại diện trường đại học, công ty khởi nghiệp tại Việt Nam và quốc tế.

Hội thảo được tổ chức với mục đích giới thiệu các cơ hội tiềm năng để thúc đẩy các cơ chế hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Hàn Quốc; Tạo môi trường đầu tư chuyên nghiệp để các bên tham gia đầu tư hiệu quả vào thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động truyền thông xúc tiến và kết nối giao thương giữa Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp khởi nghiệp Hàn Quốc.

Tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công tác phía Nam cho biết: Thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của Việt Nam từng bước được hình thành và phát triển, với các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia tương đối chủ động và tích cực. Hệ thống pháp lý thúc đẩy KNĐMST tương đối đầy đủ, hỗ trợ kịp thời cho hoạt động của các doanh nghiệp KNĐMST. Đã đến lúc hệ sinh thái KNĐMST cần bước sang giai đoạn mới để thích ứng và bứt phá, đặc biệt là đồng bộ hóa và huy động các nguồn lực, cả từ khu vực nhà nước lẫn khu vực tư nhân, trong nước và nước ngoài, tăng cường liên kết và phối hợp hiệu quả giữa các chủ thể trong hệ sinh thái.

Phiên thảo luận có sự tham gia của 3 chuyên gia :

     - Ông Từ Minh Hiệu - Phó trưởng phòng Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo

      Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ

     - Ông Nguyễn Việt Đức – Người sáng lập và CEO của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo - ICM (Innovation Capital Management)

     - Ông Huỳnh Phước Nghĩa - Phó viện trưởng Viện ĐMST, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
 

Với mục đích giới thiệu các cơ hội tiềm năng để thúc đẩy các cơ chế hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Chủ tọa và các diễn giả đã cùng thảo luận trao đổi để làm rõ về mối quan hệ và vai trò của các tập đoàn lớn đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam để có thể hoàn thiện mảnh ghép và sự sẵn sàng của startups trong việc hợp tác với các tập đoàn lớn

     Ông Từ Minh Hiệu cho biết hiện nay môi trường đầu tư và phát triển của Hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam (ĐMST) đã trở nên sinh động và sáng sủa hơn (Việt Nam nằm trong top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia và Singapore...)  và tính từ năm 2016 đến nay có rất nhiều quy định pháp luật, văn bản quy phạm cũng như đề án hỗ trợ từ chính phủ và được tiếp cận triển khai ở cấp độ địa phương ví dụ như Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” thực hiện theo Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các tập đoàn lớn, tập đoàn dẫn dắt với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn chưa thật sự rõ ràng.

     Đóng góp vào điểm sáng trong bức tranh sinh động trong hệ sinh thái KNĐMST thì ông Huỳnh Phước Nghĩa đến từ một tổ chức nghiên cứu và có các hoạt động cung cấp nhiều nguồn lực cho hệ sinh thái KNĐMST, chia sẻ thêm rằng: tại trường đại học là nơi tạo ra vườn ươm với các startups ở gia đoạn rất sớm (very early stage), là nơi đào tạo nhân lực, cung cấp kiến thức và tinh thần khởi nghiệp, sự sáng tạo, giúp kết nối với các tập đoàn để thương mại hóa các ý tưởng của startup từ các vườn ươm của mình tuy nhiên hiện nay các tập đoàn lớn chưa thấy được vai trò vườn ươm  trong các trường đại học tập đoàn hợp tác với đại học để đặt hàng, nếu kết nối được sẽ là một điểm sáng trong hệ sinh thái.

     Về phía ông Nguyễn Việt Đức với vai trò là một chuyên gia đã làm việc tại tập đoàn lớn và hiện là chủ tịch Quỹ đầu tư mạo hiểm đưa ra một sự tư vấn đó là các startups cần phải xem các tập đoàn như là các khách hàng lớn “Big Client”  để tiếp cận và phục vụ vì là hiện nay hạt động của “Big Client” đã bao phủ hầu hết các giai đoạn phát triển của các startups, và vai trò rõ ràng nhất đó chính là:

- Vốn đầu tư tài chính: Thông qua các hình thức về Quỹ đầu tư, Mergers (Sáp nhập), Acquisitions (Mua lại) và đầu tư thiên thần.

- Kiến thức: Các mentor từ các tập đoàn lớn có nhiều kinh nghiệm có thể truyền đạt cho các founder của startups những kiến thức kinh doanh và quản trị

- Spin-off từ các tập đoàn: Bổ sung nguồn lực đầu vào cho các startups rất lớn, các ông chủ của các tập đoàn nhìn thấy những cơ hội để chuyển hóa, bóc tách các mảng kinh doanh của mình trở thành các startups.

      Trước khi kết thúc phiên tọa đàm, theo yêu cầu của chủ tọa thì các diễn giả cũng đã nêu một số nhận định về khả năng startup sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của các Big Client như sau:

     Ông Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ với 41 dự án hiện có ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM thì khoảng 10% có thể đáp ứng các yêu cầu của các tập đoàn nhưng yêu cầu cần phải có thêm sự đầu tư dài hạn.

     Về ý kiến của ông Từ Minh Hiệu thì một số startups đã có mức độ trưởng thành nhất định như startup Base.vn hợp tác với Tập đoàn FPT tuy nhiên cần có quy trình hỗ trợ, chương trình ươm tạo, đào tạo huấn luyện để có thể đạt được các thực tiễn do các tập đoàn, doanh nghiệp đưa ra, chương trình của chính phủ cũng sẽ tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, tập đoàn lớn với các startup.

     Đối với ông Nguyễn Việt Đức trên quan điểm nhà đầu tư thì không trả lời trực tiếp về tính sẵn sàng của các startup nhưng đánh giá sự trưởng thành của mối quan hệ giữa startup và các công ty lớn chỉ đạt 1 điểm trên thang điểm 10, giải thích cho nhận định trên thì ông Đức cho rằng các lãnh đạo của các tập đoàn lớn chưa biết được các “pain point” về công nghệ, về đổi mới sáng tạo là gì, và ngược lại các startup cũng chưa nắm được và chưa sẵn sàng về các pain point của các tập đoàn lớn; qua đó để thấy được rằng mối quan hệ này rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Liên kết nguồn tin:

https://sromost.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/99-thong-tin-hoat-dong-cua-cuc-ctpn/1302-vai-tro-cua-tap-doan-kinh-te-voi-he-sinh-thai-khoi-nghiep-viet-nam

Nguồn: Cục Công tác Phía Nam

Lượt xem: 991

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)