Toàn cảnh buổi họp
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị duy nhất tham gia tuyển chọn nhiệm vụ nói trên. Tại buổi họp, đại diện nhóm nghiên cứu, ông Phạm Văn Ngân đã trình bày tóm tắt thuyết minh của nhiệm vụ.
Sở là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Dầu sở có điểm bốc hơi tương đối cao (210–2520C). Trong dầu ép từ hạt sở hàm lượng axit béo không bão hòa có thể đạt tới 90% (80% axit oleic – omega 9, 10% axit linoleic – omega 3 và axit linolenic – omega 6); ngoài ra, dầu sở chứa nhiều thành phần khác như saponin, polyphenol, squalene,… Các nghiên cứu cho thấy, nếu dùng dầu sở sẽ có có tác dụng: chống khối u, giảm lipid máu, bảo vệ gan và tim, khử trùng, chống viêm, ngăn ngừa các bệnh về động mạch vành, trì hoãn sự hình thành xơ vữa động mạch, chống oxy hóa,…
Lạng Sơn có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển của cây sở, diện tích trồng sở trong toàn tỉnh có khoảng hiện nay có khoảng 2.000 ha ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình với sản lượng khoảng 1.500 tấn/năm. Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030, đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích trồng sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 5.000 ha, đến năm 2030 đạt 8.000 ha; phấn đấu sản lượng hạt giai đoạn 2020-2025 đạt trung bình 6.000 tấn/năm (ước giá trị: 120 tỷ đồng), giai đoạn 2026 - 2030 đạt trung bình 7.000 tấn/năm (ước giá trị: 180 tỷ đồng).
Để cây sở phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu mà đề án đề ra việc nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm từ quả sở từ đó xây dựng các mô hình sản xuất, chế biến tại chỗ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là rất cần thiết.
Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt thuyết minh nhiệm vụ
Qua xem xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn của cá nhân, tổ chức đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu quy trình chế biến một số sản phẩm từ quả sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Hội đồng đã đánh giá cao thuyết minh nhiệm vụ được xây dựng khá chi tiết, có tính khoa học và tính thực tiễn cao, nêu được khái quát về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ, luận giải rõ ràng về tính cấp thiết phải thực hiện nhiệm vụ. Nội dung nghiên cứu bám sát mục tiêu và yêu cầu đặt hàng. Phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung đề ra. Sản phẩm khoa học dự kiến đạt được có định lượng cụ thể. Tổ chức và các cá nhân đăng ký tham gia thực hiện có đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai đề tài.
Đồng thời, yêu cầu chủ nhiệm và nhóm thực hiện nhiệm vụ chỉnh sửa một số nội dung, rà soát kinh phí cho phù hợp với nội dung nghiên cứu theo ý kiến của các thành viên Hội đồng để hoàn thiện thuyết minh, triển khai thực hiện./.