Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Từ bàn cho đến điện thoại, kiểu dáng công nghiệp là một trong số các yếu tố chính thu hút người tiêu dùng đến với một sản phẩm hoặc khiến cho họ thích sử dụng sản phẩm này hơn sản phẩm kia.
1. Kiểu dáng công nghiệp thúc đẩy sự lựa chọn của người tiêu dùng - Người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm hoạt động tốt và đồng thời đẹp mắt. “Diện mạo” hoặc hình thức của sản phẩm có thể đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
2. Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến tất cả các doanh nghiệp - Hình dáng bên ngoài, bất kể sản phẩm, từ đồ gia dụng, ô tô và thiết bị liên lạc đến thiết bị chiếu sáng, bao bì và hộp đựng.
3. Kiểu dáng công nghiệp đang phát triển - Các công nghệ mới được liên kết, cụ thể là với Internet và phương tiện truyền thông xã hội đã kích hoạt việc tạo ra các loại kiểu dáng công nghiệp mới như giao diện người dùng đồ họa (GUI) và biểu tượng.
Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp có thể mang lại lợi ích nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảo vệ kiểu dáng công nghiệp nên là một phần của một chiến lược kinh doanh bất kỳ ngay từ đầu của một dự án bất kỳ, vì tính mới thường là điều kiện cần thiết để có được độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại các lợi ích sau:
1. Nó tạo ra độc quyền
Chủ sở hữu quyền có các biện pháp hợp pháp để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn người khác khai thác thương mại hoặc sao chép kiểu dáng công nghiệp của mình.
2. Độc quyền kiểu dáng công nghiệp là tài sản kinh doanh
Chúng là một phần của danh mục TSTT của công ty và có thể làm tăng giá trị cũng như giá trị thị trường của các sản phẩm của công ty.
3. Độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể được bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng cho một công ty khác
Đây là một nguồn thu nhập tiềm năng cho chủ sở hữu quyền.
4. Độc quyền kiểu kiểu dáng công nghiệp có thể củng cố thương hiệu và danh tiếng của công ty
Trong một thị trường cạnh tranh, kiểu dáng công nghiệp có thể tăng thêm giá trị tiếp thị cho sản phẩm và giúp chúng nổi bật giữa các sản phẩm cùng loại.
5. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp góp phần vào việc thu lợi tức đầu tư
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp góp phần vào việc thu lợi tức đầu tư đầu tư được thực hiện thông qua việc tạo ra và tiếp thị các sản phẩm hấp dẫn và sáng tạo. Nó cũng cổ vũ và khuyến khích sự sáng tạo.
Nguồn: WIPO (https://www.wipo.int/ip-outreach/en/ipday/2021/toptips/design_rights.html)
Phạm Phi Anh (Sưu tầm và dịch)