Thứ năm, 13/02/2020 17:04 GMT+7

Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về Tăng cường nỗ lực và duy trì bền vững An ninh hạt nhân

Ngày 10/02/2020, Hội nghị quốc tế về An ninh hạt nhân – ICONS2020 đã chính thức khai mạc tại Viên, Áo. Đoàn cán bộ Việt Nam tham dự hội nghị do ông Lê Dũng,Đại diện thường trực Việt Nam tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) – Đại sứđặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Áo làmTrưởng đoàn, ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), Bà Nguyễn Nữ Hoài Vi, thành viên của Nhóm tư vấn cho Tổng Giám đốc IAEA về An ninh hạt nhân, các cán bộ Cục ATBXHN và cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Áo.

Đại sứ Lê Dũng và Đoàn cán bộ Việt Nam tham dự Hội nghị.
 

Tại phiên khai mạc, Ông Rafael Mariano Grossi, Tổng Giám đốc IAEA đã phát biểu bày tỏ sự cảm ơn đối với các quốc gia thành viên trong nỗ lực chung để đảm bảo cho Tuyên bố Bộ trưởng được thông qua nhằm nâng cao các biện pháp an ninh hạt nhân trên toàn cầu và chống lại nguy cơ khủng bố hạt nhân và các hành động phá hoại.Trong tuyên bố này, các quốc gia khẳng định mục tiêu chung về không phổ biến hạt nhân, giải trừ quân bị hạt nhân, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình và nhấn mạnh vai trò của an ninh hạt nhân góp phần bảođảm an ninh và hoà bình quốc tế.

Ông Rafael Mariano Grossi đồng thời nhấn mạnh vai trò của IAEA trong việc hỗ trợ các nước thành viên trong đào tạo nhân lực về an ninh hạt nhân, cung cấp thiết bị, chuyên gia kỹ thuật, cung cấp các hướng dẫn cho các quốc gia đảm bảo an ninh hạt nhân. Ông khẳng định việc đẩy mạnh hỗ trợ của IAEA đối với các quốc gia trong lĩnh vực an ninh hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Tổng Giám đốc.

Hội nghị ICON2020 đã thu hút được đông đảo thành viên các nước tham gia, trong đó có57 Bộ trưởng và hơn 2000 cán bộ, chuyên gia đến từ 135 quốc gia và 35 tổ chức quốc tế đến tham dự. Chủ đề của Hội nghị năm nay là “tăng cường nỗ lực và duy trì bền vững an ninh hạt nhân” với ý nghĩa nhằm công nhận các bước tiến đã đạt được trên toàn cầu trong những năm gần đây trong việc đảm bảo anh ninh đối với vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ khỏi các mối nguy cơ vì mục đích phá hoại. Hội nghị nhấn mạnh “an ninh hạt nhân là trách nhiệm của mỗi quốc gia và là nỗ lực chung toàn cầu, do đó các quốc gia thành viêncần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chống lại khủng bố và IAEA đóng vai trò là tổ chức tạo ra các diễn đàn hợp tác đó”.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Lê Dũng đã nêu bật ý nghĩa của quá trình áp dụng công nghệ và kỹ thuật hạt nhân vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng nhiều thách thức trong vấn đề bảo đảm an ninh và an toàn hạt nhân. Đại sứnhấn mạnh quan điểm của Việt Nam trong việc thực hiện đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ theo các văn kiện quốc tế có liên quan, đặc biệt là Công ước về bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (CPPNM) và Văn kiện sửa đổi A/CPPNM. Việt Nam đánh giá cao việc ICONS2020 đã thông qua Tuyên bố Bộ trưởng về an ninh hạt nhân ngay trong ngày đầu tiên của Hội nghị và tin tưởng văn kiện này sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác nhằm bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân.
 

Đại sứ Lê Dũng phát biểu tại Hội nghị.
 

Đại sứ Lê Dũng cũng nhấn mạnh các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch An ninh hạt nhân tích hợp (INSSP) với IAEA và các đối tác khác nhằm nâng cao cơ chế an ninh hạt nhân quốc gia, đồng thời nêu bật các chính sách và kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh hạt nhân.

Đại sứ Lê Dũng đã lưu ý các quốc gia về những nguy cơ mới và đang nổi lên trong bảo đảm an ninh hạt nhân. Trong đó, việc phát triển các công nghệ hạt nhân mới như các Nhà máy điện hạt nhân di dộng (TNPPs) một mặt giúp các quốc gia giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế - xã hội như cung cấp điện năng cho các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hỗ trợ hoạt động hàng hải tại các vùng biển có thời tiết khắc nghiệt nhưng cũng tạo ra lo ngại về bảo đảm an ninh, an toàn, ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển. Việt Nam đề nghị các quốc gia, trong quá trình phát triển TNPPs, cần nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp và thực tiễn quốc tế về bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân, bảo vệ môi trường biển. Việt Nam cũng kêu gọi IAEA đóng vai trò trung tâm trong việc quy tụ các quốc gia và củng cố các khuôn khổ quốc tế về an ninh, an toàn trong quá trình vận hành các TNPPs. Phát biểu về TNPPs của Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của các quốc gia thành viên tham dự hội nghị, đặc biệt một số các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Tham dự Hội nghị ICON2020, Đoàn Việt Nam tham dự bài tham luận tại phiên họp cấp cao về cơ chế an ninh hạt nhân quốc gia, chủ chì phiên họp phối hợp ứng phó sự cố an ninh hạt nhân và các bài trình bày về sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ tại Việt Nam, bảo đảm An ninh hạt nhâncho sự kiện lớn và ứng dụng khoa học công nghệ trong an ninh hạt nhân.

Bên lề Hội nghị, Cục trưởng Cục ATBXHN và đoàn cán bộ Việt Nam đã có Cuộc họp với ông Raja Abdul Aziz Raja Adnan, Trưởng ban An ninh hạt nhân, Vụ An ninh và An toàn hạt nhân, IAEA nhằm trao đổi, thảo luận về triển khai các kế hoạch hợp tác về an ninh hạt nhân trong năm 2020 tại Việt Nam. Sự tham gia tích cực của Việt Nam cho Hội nghị lần này góp phần tăng cường hợp tác chặt chẽ với Ban An ninh hạt nhân cho các hoạt động hợp tác về an ninh hạt nhân trong thời gian tới.
 

Cuộc họp giữa Cục trưởng, Cục ATBXHN và Trưởng ban An ninh hạt nhân, IAEA.

 

Nguồn: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Lượt xem: 2814

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)